Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 73 - 75)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh

GIEO ĐẾN NĂNG SUẤT SINH VẬT HỌC VÀ HỆ SỐ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà chọn tạo và sản xuất giống vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng trong sản xuất và lợi nhuận của việc sản xuất hạt giống. Ngoài ra, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong sản xuất. Vì vậy, các chỉ tiêu về năng suất luôn được quan tâm trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất. Đối với lúa, các chỉ tiêu về năng suất bao gồm năng suất thực thu và năng suất sinh vật học.

Năng suất sinh vật học: năng suất sinh vật học (tạ/ha) là khối lượng toàn bộ chất khô mà cây trồng tích luỹ được trong tất cả các cơ quan của cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Năng suất sinh vật học phản ánh tiềm năng năng suất và khả năng tích luỹ chất khô của giống. Trong thực tế sản xuất, những giống lúa có năng suất thực thu cao thì năng suất sinh vật học sẽ cao, tuy nhiên không phải năng suất sinh vật học cao thì năng suất thực thu sẽ cao vì năng suất thực thu phụ thuộc phần nhiều vào các biện pháp kỹ thuật thâm canh như khi bón với liều lượng phân bón cao sẽ làm cho các tầng lá phía dưới bị che khuất, giảm hiệu suất quang hợp. Đồng thời, thân lá phát triển mạnh dễ dẫn tới lốp đổ khi gặp điều kiện thời tiết không thuận, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh.

Hệ số kinh tế: hệ số kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống. Hệ số kinh tế là tỷ lệ chất khô được tích luỹ trong các cơ quan kinh tế so với tổng khối lượng chất khô toàn cây. Với lúa, hệ số kinh tế được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng thóc khô so với tổng khối lượng chất khô toàn cây vào thời kỳ thu hoạch. Chọn giống có hệ số kinh tế cao là một hướng quan trọng của các nhà chọn giống cây trồng Năng suất hạt được quyết định chủ yếu bởi quá trình vận chuyển và tích

luỹ các chất hữu cơ về hạt. Quá trình tích luỹ chất hữu cơ này liên quan trực tiếp đến hệ số kinh tế của cây trồng. Nâng cao hệ số kinh tế là một biện pháp nâng cao năng suất hạt.Hệ số kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa thí nghiệm thu được kết quả trong bảng 4.13

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm

Phân bón Công thức

Các chỉ tiêu theo dõi NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) HSKT P1 M1 53,4e 44,8f 86,2e 0,52 M2 58,6d 49,2e 90,6de 0,54 M3 56,7d 48,0e 96,0d 0,50 P2 M1 67,9c 57,3d 106,2c 0,54 M2 72,8a 61,1bc 109,3bc 0,56 M3 71,4b 60,3c 118,3a 0,51 P3 M1 72,7a 60,7bc 113,9ab 0,53 M2 75,0a 62,9a 114,4ab 0,55 M3 73,1a 62,0ab 119,4a 0,52 LSD0,05 P 1,68 1,09 3,64 0,012 LSD0,05 M 1,88 0,94 3,88 LSD0,05 PxM 3,26 1,63 6,74 CV % 2,7 1,6 3,6

Ghi chú: NSSVH- Năng suất sinh vật học, HSKT – Hệ số kinh tế, các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Qua bảng 4.13 cho thấy, xét trên cùng một nền mật độ gieo thì năng suất sinh vật học tăng dần theo lượng phân bón. Công thức ít phân và gieo lượng giống ít

hơn P1M1 (bón 400kg NPK, lượng giống 20kg/ha) có năng suất sinh vật học thấp nhất 86,2 tạ/ha và cho năng suất thực thu thấp nhất 44,8 tạ/ha. Công P3M2 (bón 700kg NPK và gieo lượng giống 50kg/ha) có năng suất sinh vật học cao nhất 119,4 tạ/ha cho năng suất thực thu đạt 62,0 tạ/ha. Sự tác động của tổng hợp hai nhân tố phân bón và lượng giống làm cho NSSVH của các công thức ở mức sai khác không có ý nghĩa.

Hệ số kinh tế dao động từ 0,52-0,56. Hệ số kinh tế đạt cao nhất công thức P3M2 (700 kg NPK/ha; gieo 35kg giống/ha) (0,56). Công thức có hệ số kinh tế thấp nhất là P1M3 với mức phân bón 400 kgNPK/ha và gieo lượng giống M1 (20 kg giống/ha) (0,50). Hệ sô kinh tế tăng dần khi tăng lượng phân bón từ P1 (400 kg NPK/ha) lên P2 (550 kg/ha), nhưng khi tăng lượng phân bón từ P2 lên P3 (700kg NPK/ha) hệ số kinh tế không những không tăng mà còn giảm, nguyên nhân là do ở liều lượng phân bón cao các chất dinh dưỡng tập trung ở thân lá, sự vận chuyển chất khô về hạt kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 73 - 75)