Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 43 - 44)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình:

trình hướng dẫn gieo cấy vụ Xuân 2018 của Sở Nông nghiệp&PTNT):

* Thời vụ: Vụ Xuân 2018, gieo sạ: 25/2/2018 * Làm đất: ngày 24/2/2018

+ Làm đất kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại, bón lót đầy đủ trước khi bừa lần cuối, san phẳng ruộng (giống như làm đất gieo mạ dược).

+ Thời gian bừa và san phẳng ruộng trước khi gieo 1 ngày. * Phân bón: Lượng phân bón và cách bón cho 1ha lúa như sau:

+ Bón lót: (Trước khi bừa cấy): 700 kg NPK 5:10:3 (ngày 24/2/2018) + Thúc lần 1 (Khi lúa được 3,5-4 lá) (bón nhử): 30 % NPK (ngày 17/3/2018)

+ Thúc lần 2 (Khi lúa đạt 6 lá): 70% NPK (ngày 26/3/2018) * Chăm sóc:

- Điều tiết nước (khâu điều tiết nước rất quan trọng đối với lúa gieo thẳng, nó quyết định đến tỷ lệ mọc, hiệu quả bón phân và phòng trừ sâu bệnh sau này).

+ Sau khi gieo cần giữ ẩm mặt ruộng vừa giữ ấm cho cây con mọc nhanh, cứng cây đanh dảnh, rễ bám sâu hơn, đồng thời tăng hiệu lực diệt trừ cỏ

+ Khi cây đạt 3,5-4 lá thật đưa nước láng chân, bón thúc lần 1 (bón nhử) và tiến hành tỉa dặm đồng thời phòng trừ ốc bươu vàng.

+ Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương thức tưới nông và giữ ẩm xen kẽ, để tạo điều kiện cho mùn giun phát triển, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung, khi lúa đạt 6 lá tiến hành bón thúc lần 2.

+ Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu sẽ tăng khả năng chống đổ của cây. Sau đó tiến hành bón đón đòng (sau gieo 60 ngày).

- Dặm tỉa theo từng ô thí nghiệm khi lúa đạt 3,5-4 lá (thời gian dặm tỉa ngày 17/3/2018 sau gieo 23 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 43 - 44)