Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.6. Tình hình sản xuất lúa của huyện nam trực và tỉnh nam định
2.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN NAM TRỰC VÀ TỈNH NAM ĐỊNH NAM ĐỊNH
2.6.1. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tích đất tự nhiên 1.669 km2, có 72 km bờ biển, dân số gần 2 triệu người, trong đó 70% dân số làm nông nghiệp có diện tích đất trồng lúa gần 80.000 ha/vụ, năng suất đạt 12 tấn/ha/năm. Sản lượng 930.000 - 950.000 tấn, trong đó lúa chất lượng đạt 400.000 tấn.
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất lúa của Nam Định trong những năm gần đây
Đơn vị: DT (ha), NS (tạ/ha)
TT
Vụ Xuân Vụ Mùa
2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017
DT 76455 76337 76131 75760 75760 78899 78622 78303 77284 76626
NS 69,04 69,10 69,02 69,03 69,40 49,02 52,17 52,15 51,55 36,14 Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Nam Định (2017) Hàng năm, toàn Nam Định sử dụng từ 15 - 20 giống lúa; mỗi địa phương sử dụng từ 1 - 2 giống lúa lai và 1 - 2 giống lúa thuần chủ lực. Diện tích gieo cấy nhóm lúa lai ngắn ngày, năng suất cao có xu hướng giảm dần, từ 50 - 60% diện tích ở các năm 2005 - 2007 xuống còn 30 - 35% diện tích ở những năm 2008- 2013 và trong những năm gần đây chỉ còn khoảng 15-20%; diện tích gieo cấy giống lúa thuần chất lượng cao được bố trí tăng dần tỷ trọng theo yêu cầu của thị trường, đến nay đã tương đối ổn định ở tỷ lệ từ 65 - 70% diện tích, trong đó riêng giống Bắc thơm số 7 tăng từ 9,5% diện tích năm 2005 lên xung quanh 30% diện tích ở những năm 2009, đến nay chiếm khoảng 50-55%.
Ở vụ mùa năm 2017 diện tích bị sụt giảm do dịch bệnh lùn sọc đen và do bị ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp với triều cường và xả lũ hồ hòa bình vào cuối tháng 9 đúng vào thời điểm lúa đang vào chắc nên ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích lúa của tỉnh.
Bảng 2.7. Cơ cấu lúa của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây
Đơn vị: %
Năm Vụ
% cơ cấu Lúa lai Lúa thuần chất
lượng cao Trong đó: Bắc thơm 7 2014 Vụ Xuân 26,1 51,5 44,2 Vụ Mùa 26,8 43,5 35,1 Cả năm 26,5 47,5 39,7 2015 Vụ Xuân 18,5 59,2 52,7 Vụ Mùa 24,7 47,2 37,7 Cả năm 21,6 53,2 45,2 2016 Vụ Xuân 14,9 64,3 61 Vụ Mùa 23,9 49,6 40,5 Cả năm 19,4 57,0 50,75 2017 Vụ Xuân 13,6 68,6 66,2 Vụ Mùa 21,8 52,3 41,0 Cả năm 17,7 60,5 53,6
Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Nam Định (2017) Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy trong 4 năm từ giai đoạn 2014-2017 diện tích cấy lúa Bắc thơm 7 của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2014 chiếm 39,7% cơ cấu, đến năm 2017 chiếm 53,6% cơ cấu.
+ Cơ cấu lúa lai: Giảm dần từ 26,5% xuống còn 17,7% (giảm 8,8%) + Cơ cấu lúa thuần: Tăng từ 44,2 % lên 53,6% (Tăng 9,4 %)
+ Lúa thuần chất lượng cao: Cơ cấu tăng dần từ 51,5 % lên 60,5 % (tăng 9 %). Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2013), năng suất lúa của tỉnh những năm gần đây tuy thấp hơn những năm trước, nhưng giá trị lúa gạo hàng hóa và hiệu quả sản xuất lúa tăng từ 7 – 10%.
2.6.1. Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Trực
Qua bảng số liệu về tình tình sản xuất lúa Bắc Thơm 7 của Nam Trực (bảng 2.8) cho thấy diện tích sử dụng lúa Bắc Thơm 7 ngày càng tăng, trở thành giống chủ lực đối với huyện Nam Trực đạt cao nhất vào vụ Xuân 2016. Còn ở vụ mùa giống Bắc Thơm 7 chiếm tỷ lệ khoảng 58% trong những năm gần đây. Đối với vụ mùa giống chất lượng cao còn có thêm giống BC15 đang ngày được nông dân đưa vào sản xuất chiếm khoảng 20% tổng diện tích.
Bảng 2.8. Cơ cấu giống lúa Bắc thơm 7 của huyện Nam Trực trong những năm gần đây
Năm
Vụ Xuân Vụ Mùa Cả năm Diện tích (ha) % cơ cấu Diện tích (ha) % cơ cấu Diện tích (ha) % cơ cấu 2014 4256 50,53% 3970 43,54% 8226 47,03% 2015 4852 57,75% 5280 58,37% 10132 58,06% 2016 5113 61,71% 4734 52,89% 9847 57,30% 2017 4985 60,96% 4893 55,38% 9878 58,17%
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Trực (2017) Hiện nay ngoài thị hiếu, do đời sống nhân dân ngày càng cao nên nhu cầu ẩm thực nói chung và nhu cầu sử dụng gạo lúa chất lượng cao nói riêng và đặc biệt là giống lúa Bắc thơm 7 ngày càng được sử dụng nhiều. Mặt khác do công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tiến bộ kĩ thuật đang ngày được đưa áp dụng vào sản xuất đặc biệt là phương pháp gieo sạ lúa ở tỉnh Nam Định kết hợp với hàng loạt hệ thống kênh mương được xây mới và cải tạo theo chương trình nông thôn mới giúp cho các hộ nông dân chủ động điều tiết nước nhất là đối với các diện tích gieo sạ.
Quabảng số liệu 2.9 cho thấy: tuy diện tích lúa ngày càng giảm dần qua các năm nhưng năng suất ngày càng tăng dần, đạt cao nhất vào vụ mùa năm 2014 là 63,11 tạ/ha. Nguyên nhân dẫn đến diện tích gieo cấy lúa của huyện ngày càng giảm là do thiếu nhân lực làm ruộng, nam nữ trong độ tuổi lao động 18-55 tuổi hầu hết làm trong các nhà máy liên doanh của nước ngoài, ngoài ra còn một số ít đi làm ăn xa và làm nghề tiểu thủ công nghiệp đem lại thu nhập kinh tế cao hơn cho người lao động so với cấy ruộng. Vụ mùa năm 2017 năng suất của huyện có giảm đột biến do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cộng với dịch hại lùn sọc đen phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh, năng suất lúa vụ mùa 2017 chỉ đạt 43,20 tạ/ha. huyện Nam Trực là huyện có chuỗi liên kết tiêu thụ sản phấm với Công ty TNHH Toản Xuân về lúa gạo Bắc Thơm 7 lớn nhất tỉnh đạt khoảng hơn 200 ha mỗi vụ, cung cấp cho công ty mỗi năm khoảng 1000 tấn thóc Bắc thơm số 7.
Bảng 2.9. Diện tích, năng suất lúa của Nam Trực trong những năm gần đây
Đơn vị: DT (ha), NS (tạ/ha)
TT Vụ Xuân Vụ Mùa 2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích 8588 8423 8402 8285 8177 9120 9118 9046 8951 8836 Năng suất 70,20 70,27 70,47 70,58 70,60 50,40 63,11 53,13 52,60 43,20 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Trực (2017