Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón tới động thái đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 54 - 57)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

4.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón tới động thái đẻ

TỚI ĐỘNG THÁI ĐẺ NHÁNH

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, nhánh được hình thành từ các mầm nách ở các đốt thân gần gốc. Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành bông và năng suất sau này. Song khả năng đẻ nhánh của cây lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, thời vụ, điều kiện dinh dưỡng, đất đai, mật độ cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng. Xác định thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu giúp chúng ta có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm điều khiển ruộng lúa đẻ nhánh theo mong muốn, hạn chế nhánh đẻ vô hiệu, tập chung dinh dưỡng cho các nhánh hữu hiệu.

Số nhánh trung bình/m2 của các công thức tăng dần qua các giai đoạn ở mức phân bón khác nhau trên cả 3 nền mật độ gieo khác nhau.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới đông thái đẻ nhánh của cây (khóm)

Đơn vị tính: Nhánh/cây (khóm)

Phân bón Lượng giống

Thời gian theo dõi (ngày sau sạ)

20 NSS 40 NSS 60 NSS 80 NSS NHH P1 M1 1,8 4,4 6,1 3,1 3,1 M2 1,6 3,6 5,1 2,4 2,4 M3 1,5 2,8 4,0 1,9 1,9 P2 M1 1,8 4,5 6,9 3,4 3,4 M2 1,6 3,8 5,4 2,5 2,5 M3 1,5 3,1 4,8 2,2 2,2 P3 M1 1,8 4,6 7,2 3,5 3,5 M2 1,6 4,1 5,6 2,6 2,6 M3 1,5 3,2 4,8 2,2 2,2

Ở giai đoạn đầu (20NSS) thì công thức M1 gieo lượng giống ít nhất (20kg/ha) sẽ có số nhánh cao nhất (1,8 số nhánh/m2, công thức M3 gieo lượng giống nhiều nhất (50Kg/ha) sẽ có số dảnh thấp nhất (1,5 số nhánh/m2). Đặc biệt số nhánh/m2 chênh lệch nhau ở ngay giai đoạn đầu (20NSS) cho thấy: công thức gieo lượng giống nhiều hơn thì mật độ cây/m2 cũng nhiều hơn nên số nhánh/m2 cũng nhiều ở tất cả các giai đoạn. Khi tăng lượng phân bón sau lần bón thúc 1 thì giống lúa Bắc thơm 7 đã hấp thụ lượng phân bón nên số nhánh tăng dần theo từng công thức khi tăng lượng phân bón từ P1 – P3 . Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ân và Lê Hồng Nhu (1995). Mặt khác, sau cấy thời tiết nắng ấm tạo điều kiện thuận lợi cho giống lúa thí nghiệm sinh trưởng, phát triển. Khả năng đẻ nhánh tăng dần bắt đầu từ 20 NSS và đạt tối đa vào 60NSS, sau đó giảm dần do nhánh vô hiệu bị thoái hoá. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây của Ngô Thị Hồng Tươi và Phạm Văn Cường (2008).

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái đẻ nhánh trên đơn vị diện tích (m2)

Đơn vị tính: Nhánh/m2

Phân bón

Lượng giống

Thời gian theo dõi

20 NSS 40 NSS 60 NSS 80 NSS NHH NHH TL P1 M1 163,8 400,4 555,1g 282,1 282,1h 50,8 M2 228,8 514,8 729,3d 343,2 343,2e 47,1 M3 303,0 565,6 808,0b 377,7 377,7b 46,8 P2 M1 163,8 409,5 627,9f 309,4 309,4g 49,3 M2 228,8 543,4 772,2c 357,5 357,5d 46,3 M3 303,0 626,2 969,6a 444,4 444,4a 45,8 P3 M1 163,8 418,6 655,2e 318,5 318,5f 48,6 M2 228,8 586,3 800,8b 371,8 371,8c 46,4 M3 303,0 646,4 969,6a 444,4 444,4c 45,8 LSD0,05 P 11,42 7,91 LSD0,05 M 4,62 3,08 LSD0,05 PxM 8,01 5,34 CV % 0,6 0,8

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ, NHH – Nhánh hữu hiệu. Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Ở thời điểm 60 NSS số số nhánh/m2 ở các công thức đều đạt mức tối đa, trong đó mức phân bón P3 (700kg NPK/ha) số nhánh/m2 đạt cao nhất (dao động từ 655,2 -969,6 số nhánh/m2), còn ở mức P1 (400 kgNPK/ha) thì số nhánh/m2 đạt thấp nhất (dao động từ 555,1- 808,0 số nhánh/m2) . Cùng một nền mật độ gieo thì số số nhánh/m2 cũng tăng dần khi tăng lượng phân bón từ P1 (400kg NPK/ha) lên P3 (700kg NPK/ha) và ngược lại cùng một lượng phân bón thì gieo mật độ khác nhau thì số nhánh/m2 cùng khác nhau ở mức có ý nghĩa.

Số nhánh hữu hiệu ở các công thức tăng dần khi tăng mật độ gieo cũng như tăng lượng phân bón, cụ thể: ở cùng mức phân bón khi tăng lượng giống

gieo từ M1 (20 kg /ha) lên M3 (50 kg/ha) thì số dảnh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa,trên cùng lượng giống gieo khi tăng lượng phân bón từ P1 (400 kg NPK/ha) lên P2 (550 kg NPK/ha) thì số nhánh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa, nhưng khi tăng lượng phân bón P2 (550 kg NPK/ha) lên P3 (700 kg NPK/ha) thì số nhánh hữu hiệu tăng ở mức có ý nghĩa. Điều này lý giải vì khi bón lượng phân nhiều cây lúa sẽ đẻ nhánh lai rai làm xuất hiện nhiều nhánh vô hiệu, khi đó số nhánh hữu hiệu sẽ giảm.

Tại thời kỳ 60 NSS và thời kỳ thu hoạch, số nhánh/m2 sự tác động của hai nhân tố phân bón và mật độ gieo cho số nhánh/m2 ở các công thức khác nhau ở mức có ý nghĩa. Lượng phân bón tăng, lượng giống gieo dầy hơn làm tăng số nhánh ở tất cả các giai đoạn.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt với sự hình thành bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khi tăng lượng giống gieo sạ thì số nhánh vô hiệu lại tăng lên nhiều đặc biệt là ở công thức P1M3, P2M3, P3M3, trong đó tỷ lệ nhánh hữu hiệu giảm dần từ công thức P1M3 (45,8%) xuống P3M3 (48,6%) . Đặc tính của giống lúa Bắc Thơm 7 có tỷ lên dảnh hữu hiệu cao, tuy nhiên khi gieo sạ tỷ lệ nhánh hữu hiệu giảm hơn so với lúa cấy do gieo sạ tỷ lệ cây/m2 nhiều hơn so với lúa cấy, tỷ lệ nhánh hữu hiệu biến động trong khoảng 45,8-50,8%, cao nhất ở công thức bón phân ở mức P1 trên cả 3 nền M1, M2, M3. Điều này chứng tỏ khi cây lúa ít dinh dưỡng hơn sẽ đẻ nhánh kém hơn, những nhánh đẻ sớm là những nhánh hữu hiệu cho bông sau này, đồng thời nhánh vô hiệu ít nên tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với các công thứ bón nhiều phân hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 54 - 57)