Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến hệ thống rễ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 64 - 67)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

4.8. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến hệ thống rễ của

ĐẾN HỆ THỐNG RỄ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7

Rễ lúa là một trong những bộ phân đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, và cũng là một trong những bộ phận để nhận biết một số các loại bệnh trên cây lúa. Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất. Rễ mộng có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng) - là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau này. Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm. Bộ rễ lúa có thể đạt tới 500-800 cái và tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đạt tới 168m. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể. Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng (Bùi Huy Đáp, 1980).

Sự phát triển của bộ rễ được chia làm 2 thời kỳ chính: Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: bộ rễ phát triển theo chiều nằm ngang và thời kỳ trỗ bông: bộ rễ lúa phát triển theo chiều sâu. Ở lúa gieo thẳng, lúa sạ: do mật độ cây tương đối cao, phân bố rải rác và gieo nông nên bộ rễ lúa ăn rộng hơn và nông hơn so với lúa cấy. Bộ rễ thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều do lớp đất mặt có chứa lượng không khí lớn hơn so với tầng đất sâu. Sự phát triển của bộ rễ phụ thuộc vào các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ...

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ

Phân bón Lượng giống Chiều dài rễ (cm)

Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp P1 M1 11,0 15,3 9,1 M2 10,5 14,2 8,8 M3 9,5 13,3 7,9 P2 M1 12,5 15,9 10,2 M2 12,0 15,6 9,4 M3 10,5 14,3 8,8 P3 M1 14,5 16,7 11,5 M2 12,5 15,0 10,4 M3 11,0 14,7 9,1

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy:

Ở thời kì trước trỗ do bộ rễ lúa ăn sâu nên bộ rễ có chiều dài lớn nhất so với thời kì đẻ nhánh và chín sáp. Ở cùng một mức phân bón, mật độ gieo khác nhau cho chiều dài rễ khác nhau, cụ thể ở công thức gieo M1 (20kg giồng/ha) rễ có chiều dài hơn so với công thức gieo M2, M3 (35 kg giống/ha, 50 kg giống/ha). Như vậy khi gieo mật độ thưa hơn bộ rễ có cơ hội phát triển và dài hơn so mật độ gieo dầy hơn. Ở cùng một mật độ gieo thì công thức nào bón phân nhiều hơn rễ dài hơn so với công thức bón ít phân, ở các công thức trên công thức bón phân P3 (770 kg NPK/ha) cho rễ dài hơn so với công thức P1, P2 (550 kg NPK/ha; 700kg NPK/ha). Điều này chứng tỏ khi cung cấp một lượng dinh dưỡng bộ rễ có xu hướng ăn sâu để hút dinh dương nuôi cây. Ở tất cả các giai đoạn, công thức P3M1 (700 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài lớn nhất (14,5 cm; 16,7 cm; 11,5 cm), công thức P1M3 (700 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài ngắn nhất (9,5 cm; 13,3 cm; 7,9 cm), điều này chứng tỏ nếu ta bón nhiều phân và gieo mật độ dày làm cho bộ rễ lúa không những là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại mà còn làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, làm cho khả năng chống đổ của cây lúa cũng giảm.

Bảng 4.10 . Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến khối lượng rễ Phân bón Lượng giống

Khối lượng rễ (gram)

KL tươi KL khô Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp P1 M1 1,81 2,05 3,14 0,06 0,99 1,48 M2 1,65 1,82 2,39 0,04 0,97 1,15 M3 1,43 1,66 2,29 0,04 0,97 1,10 P2 M1 2,13 2,36 3,36 0,08 1,32 1,53 M2 1,98 2,26 2,54 0,06 1,20 1,29 M3 1,56 1,85 2,36 0,05 1,04 1,17 P3 M1 2,24 2,53 3,55 0,10 1,75 1,69 M2 2,01 2,39 3,02 0,08 1,62 1,53 M3 1,77 1,98 2,57 0,07 1,27 1,28

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy: ở các giai đoạn khối lượng rễ tươi và rễ khô cao nhất ở công thức P3M1 (bón 700kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha), công thức có khối lượng rễ thấp nhất là công thức P1M3 (bón 400kg NPK/ha và gieo 50 kg giốn/ha), điều này chứng tỏ khi gieo mật độ càng dầy, bón lượng phân càng ít thì bộ rễ kém phát triển, làm cho khả năng chống đổ của cây lúa giảm đi, đồng thời khả năng hút chất dinh dưỡng của cây lúa kém nên năng suất thấp hơn so với các công thức khác. Khối lượng tươi và khô của khóm lúa ở tất cả các công thức đạt cao nhất ở thời kỳ chín sáp. Trên cùng một lượng phân bón công thức M1 (gieo 20 kg giống/ha) cho khối lượng rễ lớn nhất, công thức M3 (gieo 50 kg giống/ha) cho khối lượng rễ nhỏ nhất ở các giai đoạn.Trên cùng nền mật độ gieo như nhau thì công thức P3 (bón 700kg NPK/ha) cho khối lượng rễ cao nhất ở các giai đoạn, công thức bón P1 (400kg NPK/ha) cho khối lượng rễ thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 64 - 67)