Bảng 4 .3 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ
Phân bón Lượng giống Chiều dài rễ (cm)
Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp P1 M1 11,0 15,3 9,1 M2 10,5 14,2 8,8 M3 9,5 13,3 7,9 P2 M1 12,5 15,9 10,2 M2 12,0 15,6 9,4 M3 10,5 14,3 8,8 P3 M1 14,5 16,7 11,5 M2 12,5 15,0 10,4 M3 11,0 14,7 9,1
Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy:
Ở thời kì trước trỗ do bộ rễ lúa ăn sâu nên bộ rễ có chiều dài lớn nhất so với thời kì đẻ nhánh và chín sáp. Ở cùng một mức phân bón, mật độ gieo khác nhau cho chiều dài rễ khác nhau, cụ thể ở công thức gieo M1 (20kg giồng/ha) rễ có chiều dài hơn so với công thức gieo M2, M3 (35 kg giống/ha, 50 kg giống/ha). Như vậy khi gieo mật độ thưa hơn bộ rễ có cơ hội phát triển và dài hơn so mật độ gieo dầy hơn. Ở cùng một mật độ gieo thì công thức nào bón phân nhiều hơn rễ dài hơn so với công thức bón ít phân, ở các công thức trên công thức bón phân P3 (770 kg NPK/ha) cho rễ dài hơn so với công thức P1, P2 (550 kg NPK/ha; 700kg NPK/ha). Điều này chứng tỏ khi cung cấp một lượng dinh dưỡng bộ rễ có xu hướng ăn sâu để hút dinh dương nuôi cây. Ở tất cả các giai đoạn, công thức P3M1 (700 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài lớn nhất (14,5 cm; 16,7 cm; 11,5 cm), công thức P1M3 (700 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) rễ luôn có chiều dài ngắn nhất (9,5 cm; 13,3 cm; 7,9 cm), điều này chứng tỏ nếu ta bón nhiều phân và gieo mật độ dày làm cho bộ rễ lúa không những là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại mà còn làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, làm cho khả năng chống đổ của cây lúa cũng giảm.