Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng

VÀ ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH HẠI CỦA GIỐNG BẮC THƠM 7

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống là do đặc tính sinh lý, sinh hoá và hình thái cấu trúc của cây quy định. Trong kỹ thuật thâm canh lúa phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại chính, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời tránh để lây lan trên diện rộng. Đồng thời phòng, trừ sâu bệnh phải theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Phân bón

Lượng giống

Các loại sâu bệnh hại chính

Đạo ôn Khô

vằn Bạc lá Sâu cuốn lá Rầy Đục thân P1 M1 1 1 1 1 0 0 M2` 1 1 1 1 0 0 M3 2 2 1 1 1 0 P2 M1 1 3 1 1 0 0 M2 2 3 1 1 1 0 M3 2 3 1 3 1 1 P3 M1 1 3 1 1 1 0 M2 2 3 1 3 1 1 M3 2 5 1 3 1 1

* Về sâu hại: Ở vụ xuân 2018 giống lúa Bắc thơm 7 bị 3 loại sâu hại chính là: Sâu cuốn lá nhỏ, Rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm.

Sâu cuốn lá nhỏ (Medinalis guenee): Xuất hiện và gây hại trong thời gian cuối tháng 4 đầu tháng 5 ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn đứng cái làm đòng (xung quanh 20/5). Chúng nhả tơ cuốn lá thành ống rồi nằm trong đó gặm nhấm lá cây làm giảm khả năng và diện tích quang hợp. Tuy nhiên, mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ không đáng kể, ở mức điểm 1 ở tất cả các công thức trừ công thức P1M3, P2,M3, P3M2, P3M3 do diện tích lá lớn hơn, mật độ gieo dầy hơn tạo điều kiện cho sâu cuốn lá gây hại dẫn đến mức độ hại nặng hơn.

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái làm đòng, rầy nâu gây hại từ giai đoạn trỗ - chín. Tuy nhiên ở vụ mùa năm 2017 tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh bị dịch lùn sọc đen hại lúa do diện tích nhiễm lùn sọc đen một số huyện khá lớn, toàn tỉnh có 20.000 ha bị nhiễm, cho nên việc phun phòng trừ Rầy lưng trắng ngay từ đầu vụ được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo thực hiện quyết liệt từ trên xuống nên ở tất cả các công thức đều cho mức độ nhiễm Rầy nhẹ từ 0-1 điểm.

Sâu đục thân 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walker): Xuất hiện vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - làm đòng. Loại sâu này có đặc tính chui vào trong thân sau đó gặm một đoạn thân là cho thân khô héo và chết. Nếu gây hại ở giai đoạn trỗ bông thì làm cho bông bị bạc trắng. Ở vụ Xuân, sâu đục thân 2 chấm gây hại ở thời kỳ bắt đầu trỗ bông với lúa trỗ xung quanh 20/5 nên tỷ lệ sâu đục thấp. Ở các công thức khác thì không có sâu đục thân gây hại, trừ công thức P2M3, P3M2, P3M3 bị gây hại ở điểm 1.

* Về bệnh hại: có hai loại bệnh xuất hiện trên giống lúa Bắc thơm 7 Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn.

Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav): Xuất hiện sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh, ở mật độ gieo M1 (gieo 20 kg giống/ha) thì mức độ gây hại của bệnh nhẹ (điểm 1). Ở hai mật độ gieo M2,M3 (35 kg giống/ha; 50 kg giống/ha) khi tăng lượng phân bón P1 lên P2, P3 thì mức độ nhiễm đạo ôn nặng hơn (điểm 2).

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Bệnh xuất hiện khá muộn từ giai đoạn cuối đẻ nhánh đến chín sáp. Tuy nhiên do đặc thù thời tiết vụ xuân

2018 mưa nắng xen kẽ nhiều nên bệnh khô vằn là bệnh nhiễm nặng hơn so với các loại bệnh khác. Trên cùng một nền mật độ gieo, công thức bón P2, P3 (550kg NPK/ha; 700kg NPK/ha) đều cho mức độ nhiễm đạo ôn nặng hơn so với công thức khác (điểm 3,điểm 5), trên cùng một lượng phân bón, công thức gieo lượng giống nhiều M2, M3 (35kg giống/ha; 50 kg giống/ha) có mức độ nhiễm bệnh nặng hơn so với công thức M1 (điểm 2, điểm 3, điểm 5).

Bệnh bạc lá(Xanthomonas oryzae): Bệnh bạc lá là một trong những loại bệnh hại phổ biến trên cây lúa, nó cũng làm cho hạt lúa bị lép lửng làm ảnh hưởng trực tiếp năng suất lúa, bệnh bạc lá thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Tuy nhiên các đối với lúa gieo sạ vụ Xuân nếu điều kiện thời tiết nắng ấm xuất hiện những trận mưa to gió lớn thì bệnh rất dễ xuất hiện và gây hại. Ở ruộng thí nghiệm các công thức gieo dầy và bón nhiều phân P3M2, P3M3 bị nhiễm bạc lá ở mức độ nhẹ (điểm 1).

Như vậy, mật độ gieo, lượng phân bón ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa thí nghiệm. Với mức bón phân thấp hơn P1(400kg NPK) thì mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ hơn hẳn so với mức bón P2 (550kg NPK/ha), P3 (700kg NPK/ha), lượng giống gieo dầy hơn M2 (35 kg/ha), M3 (50kg/ha) thì mức độ nhiễm sâu bệnh cũng nặng hơn, đặc biệt nặng nhất là công thức M3 (50kg giống/ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 67 - 69)