Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến động thái tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 51 - 53)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến động thái tăng

ĐẾN ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY

Chiều cao cây là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây lúa, thể hiện đặc trưng, đặc tính của từng giống, liên quan đến khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân của cây. Giống lúa thấp cây khả năng chống đổ tốt hơn, chịu phân hơn và tốc độ vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn so với giống cao cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây chính là sự tăng trưởng của thân lá từ khi cây lúa nảy mầm đến khi vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Chiều cao cây là đặc tính nông sinh học do di truyền của từng giống quy định song nó vẫn chịu sự chi phối nhất định của điều kiện môi trường như đất đai, nhiệt độ, ánh sáng và các biện pháp kỹ thuật tác động như phân bón, chế độ nước trong ruộng.

Phân bón là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Phân bón thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng về cả chiều cao và kích thước cây. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.2.

Kết quả trên bảng 4.2 cho thấy tất cả các công thức chiều cao cây tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt cao nhất tại thời điểm chín (dao động từ 107,7 – 116,8 cm), công thức P1M3 (400kg NPK/ha; 50 kg giống/ha) chiều cao cây đạt thấp nhất (107,7cm), công thức P3M1 700kg NPK/ha ; 20 kg giống/ha đạt chiều cao cây cao nhất (116,8 cm). Sự tác động của cả 2 nhân tố đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cuối cùng là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái chiều cao cây

Đơn vị tính: cm

Phân bón

Lượng giống

Thời gian theo dõi (ngày sau sạ) 20 NSS 30 NSS 40 NSS 50NSS 60 NSS 70NSS 80 NSS CCCC P1 M1 18,6 27,8 46,3 59,9 66,0 77,1 82,8 110,4d M2 18,5 27,4 45,0 58,4 65,5 76,0 80,1 109,4de M3 18,3 27,3 45,0 57,2 65,4 74,7 78,0 107,7e P2 M1 19,5 28,7 48,7 61,7 69,3 78,8 84,3 112,6bc M2 19,3 28,6 48,5 59,8 68,7 78,6 83,0 110,2d M3 18,6 28,3 47,2 58,3 67,3 78,0 78,9 109,4d P3 M1 20,1 30,1 49,7 63,3 71,8 82,3 89,9 116,8a M2 20,0 29,0 49,2 62,4 70,3 79,1 87,4 113,8b M3 20,0 29,0 48,9 62,0 69,3 78,8 83,5 111,3cd LSD0,05 P 1,055 LSD0,05 M 1,11 LSD0,05 PxM 1,92 CV % 1,0

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ; CCCC – Chiều cao cuối cùng;các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Chiều cao cây tăng nhanh nhất ở giai đoạn 80 NSS đến chiều cao cuối cùng (bảng 4.2) khi tăng lượng phân bón ở tất cả các mức là do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng đưa bông lúa trỗ thoát ra ngoài.

Như vậy: Trên cùng một nền gieo sạ thì chiều cao cây cuối cùng có xu hướng tăng khi lượng phân bón tăng dần (từ P1 lên P3) (400kg NPK lên 700kg NPK) ở mức sai khác có ý nghĩa. Trên cùng một mức phân bón với lượng giống gieo sạ khác nhau thì chiều cao cây cuối cùng của giống Bắc thơm 7 biến động khá lớn với mức sai khác có ý nghĩa, điều này chứng mật độ gieo thưa hay dầy đều, hàm lượng phân bón nhiều hay ít đều ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa, mật độ gieo thưa hơn hay, mức phân bón nhiều hơn thì cây lúa sẽ có chiều cao cây cao hơn. Tuy nhiên sự tương tác giữa hai nhân tố lượng giống gieo và

lượng phân bón đến chiều cao cây cuối cùng là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 51 - 53)