Ảnh hưởng của giống gieo và lượng phân bón tới động thái ra lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 53 - 54)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

4.3. Ảnh hưởng của giống gieo và lượng phân bón tới động thái ra lá

ĐỘNG THÁI RA LÁ

Sự hình thành và phát triển lá là một quá trình sinh lý biểu thị sự sinh trưởng, phát triển của cây. Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tạo chất khô tích lũy, liên quan trực tiếp tới năng suất. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của từng giống. Tuy nhiên, tốc độ ra lá còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, bố trí thời vụ cấy và các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc khác. Trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước phù hợp, nếu chúng ta cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp thuận lợi, nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, tạo chất diệp lục ở lá giúp cây quang hợp. Phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh tạo sinh khối lớn để tích lũy vật chất.

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá

Đơn vị tính: lá/thân chính

Phân bón Lượng giống

Thời gian theo dõi (ngày sau sạ)

30 NSS 40 NSS 50NSS 60 NSS 70NSS 80 NSS P1 M1 4,3 6,4 8,0 10,2 11,1 11,9abcd M2 4,1 6,2 7,7 9,2 10,1 10,9cd M3 4,0 5,9 7,5 9,0 10,0 10,7d P2 M1 4,9 7,0 8,8 10,5 11,7 12,5ab M2 4,3 6,2 8,3 9,6 10,8 11,7abcd M3 4,2 6,2 8,1 9,7 10,8 11,5abcd P3 M1 5,0 7,2 9,2 10,8 12,1 12,8a M2 4,7 6,8 8,8 10,5 11,6 12,2ab M3 4,5 6,5 8,3 10,1 11,2 11,9abcd LSD0,05 P 0,56 LSD0,05 M 0,79 LSD0,05 PxM 1,36 CV % 6,5

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ, Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ đến số lá trên cây của giống Bắc thơm 7, kết quả trình bày qua bảng 4.3 cho thấy, số lá trên cây tăng lên qua các tuần theo dõi từ sau gieo khoảng 10 ngày đến 60 NSS và đặc biệt số lá/thân chính tăng mạnh nhất ở giai đoạn 50 NSS, điều này cho thấy do giai đoạn đầu cây lúa sinh trưởng thân lá mạnh để tích lũy vật chất hữu cơ.

Ở thời điểm 80 NSS, xét trên cùng 1 mức phân bón thì số lá/thân chính ở ba mật độ M1, M2 và M3, công thức gieo thưa M1(gieo 20kg giống/ha) có số lá cao nhất sau giảm dần M2 (35kg giống/ha) ở mức sai khác có ý nghĩa, nhưng khi tăng lượng giống từ M2 (50 kg/ha) đến M3 (50kg giống/ha) thì số lá giảm dần ở mức sai khác không có ý nghĩa. Khi tăng lượng phân bón từ P1 - P3 (từ 400kg NPK/ha - 700kg NPK/ha) thì số lá/thân chính tăng từ 11,9 - 12,8 lá/thân chính (trên nền M1: gieo 25 kg giống/ha), tăng từ 10,9 - 12,2 lá/thân chính (trên nền M2: gieo 35 kg giống/ha), tăng từ 10,7 - 11,9 lá/thân chính (trên nền M3: gieo 50 kg giống/ha) ở mức sai khác không có ý nghĩa. Đồng thời sự tác động của cả hai nhân tố đến tốc độ ra lá của giống lúa Bắc thơm 7 cũng là ở mức sai khác không có ý nghĩa do số lá là đặc thù của một giống song kèm với điều kiện thời tiết vụ xuân 2018 khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên tốc độ ra lá ở các công thức khá đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 53 - 54)