Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Đặc điểm dinh dưỡng cây lúa
2.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng kali
2.3.3.1. Vai trò của dinh dưỡng kali
Theo Nguyễn Như Hà (2006b), kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và sự phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có tác dụng xúc tiến sự di chuyển các chất đồng hoá và gluxít trong cây. Vì vậy, nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột trong hạt giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên. Kali còn cần cho sự tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào [34], cho nên gần điểm sinh trưởng của cây hàm lượng kali tương đối nhiều. Kali còn làm cho sự di động Fe trong cây được tốt do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp.
Nguyễn Hữu Tề và cs (2001) cho biết: Trong điều kiện thời tiết xấu, trời âm u, ánh sáng yếu thì vai trò kali có tác dụng như ánh sáng mặt trời, xúc tiến sự hình thành gluxit, cho nên chống rét cho mạ xuân ở miền Bắc, lúc gieo mạ người ta cần bón một lượng kali đáng kể.
Và theo Nguyễn Như Hà (2006a), cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp; lá hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối. Thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên một cách nhanh chóng. Vì vậy thiếu kali thì số lá xanh còn lại trên cây ít đi. Lúa thiếu kali ở thời kỳ làm đòng sẽ làm cho các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút.
Kết quả nghiên cứu từ năm 1994 đến năm 1996 của Nguyễn Như Hà (2006b) cho thấy, không bón phân kali ảnh hưởng sấu đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa (số bông được tạo thành giảm, đồng thời làm tăng tỷ lệ lép lửng), năng suất lúa giảm rõ rệt so với bón đủ kali (Phạm Văn Cường, 2007).
đạm tích lũy nhiều trong rơm rạ không được vận chuyển về hạt là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng gạo (Đỗ Nguyên Hải và Đỗ Thị Hải, 2007; Nguyễn Văn Luật, 2008).
2.3.3.2. Dạng kali cây lúa hấp thu
Theo Nguyễn Như Hà (2006a), kali được cây hút dưới dạng ion K+, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết rõ hình thái hoà hợp của nó trong cây. Kali được cây lúa hút nhiều như đạm, nhưng lúa hút thừa kali không hại bằng hút thừa đạm.
2.3.3.3. Nhu cầu hút kali qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa
Yoshida (1981) có viết: Nói chung, cây lúa hút kali nhiều ở thời kỳ đầu sinh trưởng. Trong thời kỳ lúa làm đòng, cần phải bón kali bổ sung để lúa làm đòng thuận lợi. Ở những ruộng có năng suất cao thì tỷ lệ đạm ở thời kỳ mạ cao, còn kali có tỷ lệ cao nhất ở thời kỳ lúa làm đòng. Vì vậy cần duy trì nguồn cung cấp kali ổn định đến trỗ và sau trỗ.
Ngoài ra, các yếu tố vi lượng như: S, Ca, Mg, Fe, Cu, Si... cũng rất cần thiết với cây lúa. Các yếu tố vi lượng có vai trò có vai trò làm tăng khả năng chống chịu và làm tăng phẩm chất gạo.