Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới và việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 32 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới và việt nam

VÀ VIỆT NAM

2.5.1. Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới

Do đời sống ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về lúa chất lượng cao, đặc biệt là lúa nương ngày càng tăng nên việc chọn lọc, cải tiến nhằm tạo ra các giống lúa địa phương chất lượng cao đã được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Một số giống lúa địa phương cổ truyền của các nước như Basmati của Ấn Độ và Pakistan, Khaodak Mali của Thái Lan đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường gạo trên thế giới.

Việc nghiên cứu chất lượng lúa gạo đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, đến sau đại chiến lần thứ hai, các công trình nghiên cứu về chất lượng lúa gạo mới được triển khai một cách mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới.

Ở các nước châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Bangladesh, Nepan, Iran, Afghanistan, Myanmar và Việt Nam, các giống lúa đặc sản được đánh giá rất cao.

Ấn Độ là một trong những trung tâm có nguồn gen lúa lớn nhất thế giới. Nông dân Ấn Độ gieo trồng nhiều loại lúa chất lượng khác nhau, trong đó diện tích trồng giống lúa Basmati chiếm phần lớn diện tích trồng lúa chất lượng cao

trong cả nước. Giống lúa Basmati là giống lúa ngon nổi tiếng, có giá trị cao trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu của nước này. Giống lúa Basmati cho năng suất 1,0 - 2,0 tấn/ha và có chất lượng tốt nhất khi gieo trồng ở thời vụ có nhiệt độ ban ngày là 250C, ban đêm 210C. Ngoài đặc điểm hạt dài, gạo trong, cơm thơm, Basmati có hàm lượng amyloza thấp, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gel trung bình hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giống lúa thơm Basmati 370 lần đầu tiên được phát triển tại Kala Shah Kaku năm 1933 bằng phương pháp chọn lọc thuần, giống lúa này đã được trồng rộng rãi ở cả Ấn Độ và Pakistan cho đến tận ngày nay. Sau đó nhiều giống mới được tạo ra từ giống lúa Basmati như Basmati Pak năm 1968; Basmati 198 năm 1972; KS 282 năm 1982; Basmati 385 năm 1985 và Super Basmati năm 1996. Ở Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 1969 đến 1996, khi mà giống lúa thơm Basmati 370 vẫn còn phổ biến thì đã có hơn 28 giống lúa được tạo ra từ giống lúa này. Tuy nhiên, chỉ có giống lúa thơm Taraori Basmati đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu (Chaudhary RC, 2001) ).

Ở Trung Quốc ngoài mục tiêu chọn các giống lúa siêu cao sản, việc cải tiến dạng hạt và làm giảm hàm lượng amyloza của các giống lúa Indica và Japonica hiện nay là mục tiêu chính của chương trình tạo giống lúa chất lượng ở nước này. Các giống lúa chất lượng tốt được gieo trồng phổ biến ở Trung Quốc đều có dạng hạt thon, chất lượng xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lượng Amyloza từ thấp đến trung bình, độ bền thể gel mềm (Zhao et al., 1993).

Ở Thái Lan trồng nhiều giống lúa cổ truyền địa phương có chất lượng gạo cao cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những giống cải tiến ngắn ngày, năng suất cao chiếm tỷ lệ thấp. Thái Lan là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo với loại gạo hạt dài, trắng trong, cơm thơm, ngon có chất lượng cao như: Khao Dawk Mali 105, RD15…Trong số 6 loại gạo chất lượng chính trên thế giới, Thái Lan có 4 loại đó là: indica hạt dài chất lượng tốt, indica hạt dài trung bình, chất lượng tốt, lúa thơm và lúa nếp hoặc lúa dẻo dính. Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống có thời gian sinh trưởng trung bình đến dài ngày, hạt gạo dài và trong, ít dập gẫy khi xay sát, có hương thơm, có chất lượng hơn là năng suất (Schiller et al., 2001).

Nhật Bản là một trong 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu thế giới, tuy diện tích không lớn. Công tác chọn tạo giống lúa của Nhật Bản đặc biệt chú trọng, để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng cao, các Viện và các Trạm nghiên cứu giống lúa chất lượng được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm quan trọng nhất đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi… là những nơi có diện tích trồng lúa lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993) . Giống lúa

Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ truyền ở Nhật thuộc loài phụ

japonica, diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng lúa ở nước này. Giống lúa Koshihikari có năng suất bình quân 5,5 - 6,0 tấn/ha, hạt dài 5,4 mm, hàm lượng amyloza khoảng 17-18%, độ hoá hồ thấp, không thơm, không dính, chất lượng dinh dưỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ở Nhật ngoài giống lúa Koshihikari còn trồng một số giống lúa chất lượng cải tiến khác (Chaudhary RC, 2001).

Indonesia là nước đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng lúa. Đây cũng là nước có rất nhiều giống lúa chất lượng cao, có nguồn gốc bản địa hoặc được lai tạo tại các cơ sở nghiên cứu. Các giống lúa chất lượng cao của Indonesia thường dẻo, có mùi thơm (IRRI, 1997).

Các giống lúa đặc sản ở Myanmar được gieo trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Các giống lúa chất lượng cổ truyền hiện vẫn giữ vai trò chính trong thị trường nội tiêu. Một số giống lúa chất lượng đang được gieo trồng phổ biến ở đây như: Namathalay, Basmati, Paw San Bay Gyar…(Khin Than New et al., 2000).

Tại Lào, từ năm 1995 đến 1998, dự án hợp tác bảo tồn nguồn gen cây lúa giữa Bộ Nông nghiệp Lào với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã thu thập được 12.555 mẫu giống lúa cổ truyền, trong đó 85,9 % là lúa nếp[25]. Các giống lúa ở Lào hầu hết là các giống lúa cổ truyền, lúa nếp cảm quang, dài ngày và thường trỗ bông vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, năng suất chỉ đạt 1,6 - 3,7 tấn/ha. Trong tương lai Lào được coi là nước có tiềm năng xuất khẩu các giống lúa nếp và lúa thơm (Schiller et al., 2001).

Ở Campuchia hiện có rất nhiều giống lúa địa phương, bao gồm các giống lúa nếp và lúa thơm được gieo trồng trong sản xuất tại nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Như vậy, số lượng các giống lúa chất lượng cao còn ít song nhu cầu sử tương lai của các giống lúa đặc sản đã trở nên sáng sủa và người ta dự đoán rằng nhu cầu đòi hỏi của thế giới về lúa đặc sản ngày càng tăng và rất khó để đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Ở Ấn Độ và Pakistan, nhu cầu đối với lúa thơm chất lượng cao đã tăng lên một cách đột ngột. Những người dân châu Á sống ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông có nhu cầu lớn và có đủ khả năng để mua các loại gạo chất lượng tốt nhất với bất cứ giá cả nào. Do vậy, việc gieo trồng và kinh doanh các loại gạo này đã đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với các loại gạo khác.

Theo Nguyễn Văn Luật (2008): Số lượng các giống lúa đặc sản cổ truyền được biết ở các nước còn ít được công bố và rất khác nhau, nhưng phần lớn là ở châu Á và châu Phi. Trong các chương trình cải tiến các giống lúa nói chung và nhất là cải tiến các giống lúa chất lượng, lúa đặc sản được các nhà khoa học lưu ý một cách đặc biệt vì chúng cung cấp các gen quý cho việc tạo giống mới có phẩm chất tốt như gen mùi thơm, gen có hàm lượng amylose thấp, gen có nhiệt độ hóa hồ thấp, gen kháng đạo ôn, gen kháng chua phèn,…

2.5.2. Tình hình phát triển lúa chất lượng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, lúa gạo còn là hàng xuất khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời, do đó việc nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn được nhà nước ta quan tâm.

Theo Nguyễn Văn Luật (2008): lúa thơm bản địa được trồng trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Miền Nam có các giống lúa thơm nổi tiếng như Nàng Thơm Chợ Đào, Nàng Hương, Tàu Hương; miền Trung nổi tiểng với lúa gié như Gié An Cựu và lúa thơm; miền Bắc đặc trưng với nhóm lúa Tám. Tập đoàn lúa Tám của Việt Nam là đặc sản độc đáo nổi tiếng từ ngàn xưa: hạt gạo nhỏ, dai, trong, cơm dẻo, thơm ngon đặc biệt. Đây là nguồn tài nguyên lúa hết sức quý giá của nước ta. Trong tập đoàn 142 giống lúa Tám, 36,6% thuộc loài phụ

japonica và trong 21 giống lúa Tám có hương thơm cao đã có 20 giống thuộc loài phụ japonica. Lúa Tám mang nhiều tính trạng hạn chế khả năng thâm canh như phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thời gian sinh trưởng dài (160-180 ngày), cây cao (150-185 cm), mềm, dễ đổ ngã, khả năng đồng hóa đạm thấp (ít chịu phân đạm), lá mỏng, dài, rủ, che khuất nhau, cổ bông khá dài, hạt xếp thưa,… Do đó, năng suất bị hạn chế (20-30 tạ/ha/vụ) nên diện tích gieo trồng ngày càng giảm sút. Lúa Tám thơm có ưu thế là chịu điều kiện khó khăn về đất đai, thời tiết tốt hơn, thơm và thường có giá bán cao hơn. Các giống lúa bản địa của Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam có yêu cầu chặt chẽ về nơi trồng. Một số giống bản địa ở Việt Nam yêu cầu vùng đất trồng phù hợp như giống Nàng Thơm Chợ Đào chỉ trồng ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; giống Séng Cù ở vùng cao biên giới tỉnh Lào Cai, Mường Khương, Bát Xát, Simakai thì cơm mới ngon.

Khảo kiểm nghiệm giống Cây trồng Trung ương, 2002) cho thấy: mặc dù nhiều nơi đang tập trung gieo trồng các giống lúa thâm canh, năng suất cao, nhưng tỷ lệ các giống lúa đặc sản vẫn còn lớn, chiếm 18,9% tổng số các loại giống lúa đang sử dụng trong sản xuất hiện nay. Điều này cho thấy nguồn gen lúa đặc sản đang sử dụng ở các vùng sinh thái còn rất phong phú và đa dạng. Vùng các tỉnh, thành phố phía Bắc có sự đa dạng hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn (29,61%) so với vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên (12,54%) và Nam bộ (12,06%).

Hiện nay nước ta có khoảng 6000 giống lúa địa phương được lưu giữ tại Ngân hàng gen Hà Nội, trong đó có 167 giống lúa nếp và 108 giống lúa thơm

Trong những năm qua, việc khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản địa phương đã được các nhà khoa học Việt Nam xúc tiến và thu được những kết quả khích lệ. Bên cạnh chọn dòng thuần, các phương pháp phục tráng giống như chọn dòng quần thể (mass selection), chọn cho mùa sau (secondary seletion) đã được thực hiện đối với các giống lúa thơm chủ lực như Tám Xuân Đài, Tám Xoan Thái Bình, Tám Xoan, do các cơ sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Nam Định, Hà Nam đề xuất (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004).

Từ những năm 80 của thế kỷ XX Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu lương thực. Vì thế, ưu tiên vào thời điểm đó của các viện nghiên cứu về lúa, của cơ quan quản lý là làm sao để tăng sản lượng lúa qua mỗi năm hơn là chú trọng vào nghiên cứu giống lúa chất lượng cao. Nhưng đến nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Song về chất lượng, đa số gạo xuất khẩu của ta thuộc loại thấp và một ít đạt loại trung bình nên hiệu quả kinh tế không cao, đời sống người dân trồng lúa rất chậm cải thiện. Từ năm 1999, nông nghiệp nước ta bắt đầu tập trung triển khai chương trình mở rộng người dân, phấn đấu đạt tổng sản lượng 40 triệu tấn/năm trong đó có 3 - 4 triệu tấn xuất khẩu. Nhà nước đặt chỉ tiêu gieo trồng lúa chất lượng cao cho đồng bằng Sông Cửu Long là 1 triệu ha và đồng bằng sông Hồng là 300.000 ha. Và dự kiến đến năm 2020, nước ta đạt 2 triệu héc ta trồng lúa chất lương cao, sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn lúa cho xuất khẩu. Giá trung bình từ 600 đến 800 đô la Mỹ/tấn (Theo Ngọc Hùng, 2013, Tăng sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu)[17]. .

Trong những năm qua, việc khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản địa phương đã được các nhà khoa học Việt Nam xúc tiến và thu được những kết quả khích lệ. Bên cạnh chọn dòng thuần, các phương pháp phục tráng giống như chọn dòng quần thể (mass selection), chọn cho mùa sau (secondary seletion) đã

được thực hiện đối với các giống lúa thơm chủ lực như Tám Xuân Đài, Tám Xoan Thái Bình, Tám Xoan, do các cơ sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 32 - 37)