Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.5.3.1. Chỉ tiêu sinh trưởng (theo giáo trình cây lương thực):
Định cây theo dõi (10 cây/ô thí nghiệm): trên mỗi ô thí nghiệm đánh dấu 10 cây theo 2 đường chéo góc.
- Thời gian sinh trưởng: từ ngày gieo đến chín 95%.
- Thời gian từ gieo đến ngày bắt đầu đẻ nhánh: 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá.
- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến ngày kết thúc đẻ nhánh: 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá đến ngày có số nhánh không đổi.
- Thời gian trỗ của quần thể.
+ Ngày bắt đầu trỗ: khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.
+ Ngày kết thúc trỗ: khi có 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.
+ Thời gian trỗ bông: là số ngày từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ.
* Theo dõi động thái sinh trưởng ở các giai đoạn từ khi gieo đến khi thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần.
- Động thái đẻ nhánh: Đếm tất cả nhánh của mỗi cây đã đánh dấu trước. - Động thái tăng chiều cao: Đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.
- Động thái ra lá trên thân chính: đánh dấu các lá mới xuất hiện theo số lá lẻ, đếm số lá trên thân chính.
Khi lúa được 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn trắng; lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm; lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm; lá thứ 9 lại quay về đánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/thân chính.
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến mút đầu bông (không kể râu hạt).
3.5.3.2. Các chỉ tiêu sinh lý ( Dựa theo giáo trình Sinh lý thực vật)
Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, thời kỳ trước trỗ và thời kỳ chín sáp.
+ Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2 đất
Theo phương pháp cân trực tiếp. Cắt tất cả các lá dàn đều trên tấm kính 1dm2. Sau đó cân khối lượng 1dm2 và cân toàn bộ khối lượng lá tươi/cây rồi tính theo công thức:
LAI = P1 x Số cây/m 2 đất
(m2 lá/ m2 đất) P2
Trong đó: P1 là khối lượng trung bình toàn bộ lá tươi/1cây (g) P2 là khối lượng 1dm2 lá tươi (g)
+ Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m2 đất
Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Sau đó cân riêng thân lá.
+ Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR ): g/m2 đất/ngày
CGR1 = (W2 – W1) số cây/m2 đất (g/m2 đất/ngày) T CGR2 = (W3 – W2) số cây/m2 đất (g/m2 đất/ngày) T
Trong đó: W1, W2, W3 là khối lượng chất khô tại 3 thời điểm lấy mẫu t: là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu
+ Hiệu suất quang hợp (NAR): g/m2 lá/ngày
NAR1 = W2 - W1 (g/m2 lá/ngày) ½ (S1 + S2) x t
NAR = W3 – W2 (g/m2 lá/ngày) ½ (S2 + S3) x t
Trong đó:
S1, S2, S3 là diện tích lá của cây tại 3 thời điểm lấy mẫu t là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu
+ Khối lượng rễ tươi và khô: Cắt toàn bộ lượng rễ của những cây được sử dụng để do diện tích lá cân rửa sạch lau khô và đem cân được khối lượng rễ tười. Sau đó đem rễ đi phơi khô kiệt và sấy ở nhiệt độ 800C/12h đến khối lượng không đổi được khối lượng rễ sấy khô.
+ Chiều dài Rễ: tính từ mặt đất đến mút đầu rễ dài nhất.
3.5.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Mỗi công thức lấy 10 cây đã đánh dấu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng theo đường chéo góc rồi đo đếm các chỉ tiêu năng suất:
- Số cây/m2: theo từng công thức thí nghiệm.
- Số bông/cây: đếm số bông trên mỗi cây tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 cây.
- Số hạt/bông: đếm tổng số hạt trên mỗi bông tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 cây. Lấy giá trị trung bình của số hạt/bông.
- Tỷ lệ hạt chắc (%): đếm tổng số hạt chắc trên các bông điều tra trên. Lấy giá trị trung bình của số hạt chắc/bông.
Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc/bông x 100 Số hạt/bông
- Khối lượng 1000 hạt (gram): cân thóc ở độ ẩm 13%, đếm lấy 200 hạt/mẫu, lặp lại 5 lần, sau đó suy ra khối lượng 1000 hạt.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).
NSLT = số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x M1000 hạt x 10-4.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng ô, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13-14% sau đó cân riêng khối lượng từng ô, rồi quy ra tạ/ha. - Năng suất sinh vật học: tính từ khối lượng chất khô không kể rễ của 5 khóm (cây) lấy mẫu sấy khô rồi tính ra 1 ha.
Hệ số kinh tế: = Năng suất thực thu Năng suất sinh vật học
3.5.3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh:
Hàng kỳ theo dõi, thấy công thức nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; theo dõi mức độ phát triển sâu, bệnh sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên đến ngưỡng phòng trừ thì tiến hành phun thuốc, ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian sâu bệnh ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào đến điểm thì ghi điểm.
Mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất được đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.
Loại sâu, bệnh hại Điểm Tỷ lệ bị hại (%)
Sâu đục thân 1 1-10 cây bị hại 3 11-20 cây bị hại 5 21-30 cây bị hại 7 31-60 cây bị hại 9 >60 cây bị hại Sâu cuốn lá 1 1-10 cây bị hại
3 11-20 cây bị hại 5 21-35 cây bị hại 7 36-50 cây bị hại 9 >51 cây bị hại Rầy nâu 1 Bị hại rất nhẹ
3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị biến vàng
5 Bị biến vàng và lùn rõ rệt khoảng 10-25% cây bị héo
7 Hơn nửa số cây bị héo hoặc chết, số còn lại bị lùn hoặc héo dần
9 Tất cả các cây bị chết
Bệnh đạo ôn 1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
3 Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
4 Vết bệnh dài 3 mm hoặc dài hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá
5 Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá 6 Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá 7 Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá 8 Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá 9 Vết bệnh điển hình chiếm >75% diện tích lá Bệnh khô vằn 1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây
3 20-30% chiều cao cây 5 31-45% chiều cao cây 7 46-65% chiều cao cây 9 >65% chiều cao cây