1. 3 Phạm vi nghiên cứu
4.1. Ảnh hưởng của mức phân bón và lượng giống gieo đến thời gian sinh
ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn, thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ canh tác, lượng phân bón và mật độ cấy. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa trải qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kì sinh trưởng dinh dưỡng và thời kì sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây lúa, có liên quan đến dự trữ dinh dưỡng và tạo tiền đề cho năng suất lúa về sau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định trực tiếp đến năng suất cá thể và năng suất cuối cùng của ruộng lúa vì nó quyết đến số hạt chắc trên bông, độ mẩy của hạt.
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ tới thời gian sinh trưởng
Phân bón
Lượng giống
Thời gian sinh trưởng từ ngày gieo đến thu hoạch (ngày)
BĐĐN BĐĐN- KTĐN KTĐN BĐ trỗ (10%) BĐ trỗ (10%) - KT trỗ (80%) KT trỗ (80%) – Thu hoạch TGST P1 M1 22 32 31 3 26 114 M2 22 32 31 3 26 114 M3 22 32 31 3 26 114 P2 M1 22 33 30 3 28 116 M2 22 33 30 3 28 116 M3 22 33 30 3 28 116 P3 M1 22 35 29 4 29 119 M2 22 35 29 4 29 119 M3 22 35 29 4 29 119
Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thức đẻ nhánh; BĐ trỗ: Bắt đầu trỗ; KT trỗ: Kết thúc trỗ; TG trỗ: Thời gian trỗ; TGST: Thời gian sinh trưởng.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống.
Từ kết quả trên bảng 4.1 cho thấy:
Thời gian từ khi gieo sạ đến khi bắt đầu đẻ nhánh các công thức đều có thời gian như nhau vì gieo cùng một thời điểm trên cùng một chân đất và cùng một lượng giống, chưa có sự tác động của yếu tố nào. Tuy nhiên thời gian từ sau khi đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh, sau khi bón thúc phân lần 1 thì biểu hiện về thời gian sinh trưởng ở các công thức khác hẳn nhau, thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh tăng dần theo lượng phân bón từ 32 đến 35 ngày ở các công thức. Ở công thức: mức bón P1 (400kgNPK/ha) có thời gian ngắn nhất (32 ngày), mức bón P3 (700kg NPK/ha) có thời gian dài nhất (35 ngày). Như vậy, khi tăng lượng phân bón đã làm kéo dài thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ, giống và biện pháp kĩ thuật như chế độ nước, phân bón, mật độ. Ở mức P3 (700kgNPK/ha) có thời gian này dài hơn so với các công thức có bón phân P2(550kg NPK/ha) và mức bón phân P1 (4000kg NPK/ha) (bảng 4.1) có thể là do cây phải hút từ đất lượng dinh dưỡng nhiều hơn thì sẽ kéo dài thời gian này dài hơn.
Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ 10%: Giữa các công thức, thời gian này chênh nhau từ 0 - 2 ngày, ở mức P1(400kg NPK/ha) có thời gian này dài hơn so với các công thức bón phân P2 (550 kg NPK/ha), công thức P2 dài hơn P3 (700 kg/ha) (bảng 4.1) có thể là do cây phải hút từ đất một lượng dinh dưỡng cần thiết để bước vào thời kỳ làm đốt, làm đòng - trỗ bông, ở các công thức P2, P3 thí nghiệm được bổ sung một lượng dinh dưỡng từ bên ngoài nên thời gian này rút ngắn hơn so với mức P1.
Thời gian từ trỗ bắt đầu trỗ (10%) - kết thúc trỗ (80%) ở các công thức dao động từ 3 - 4 ngày. Ở mức bón phân P3 (700kg NPK/ha), thời gian này kéo dài hơn là do ở mức bón này thì số dảnh/cây nhiều hơn nên cần thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn so với công thức bón P1, P2 (400 kg NPK/ha; 550 kg
NPK/ha) (theo số liệu bảng 4.1).
Thời gian từ trỗ 80% đến chín hoàn toàn: ở mức P1 thì thời gian này ngắn nhất (26 ngày), khi giảm lượng phân bón từ mức P3(700kg NPK/ha) xuống P2 (550 kg NPK/ha) thì thời gian này cũng giảm (từ 29 ngày xuống 28 ngày). Kết thúc trỗ hạt lúa bắt đầu tích lũy chất dinh dưỡng, đây là thời kỳ quyết định trọng lượng hạt và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa.
Như vậy, ở cùng một mức bón Đạm lượng giống gieo sạ khác nhau thì thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn của giống lúa Bắc thơm 7 hầu như không ảnh hưởng. Khi tăng liều lượng phân bón đã kéo dài thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm trên cả ba mức gieo sạ khác nhau. Khi tăng liều lượng phân bón từ P1- P2 thì thời gian sinh trưởng tăng từ 114 lên 116 ngày, khi tăng lượng phân bón từ P2 - P3, thời gian sinh trưởng tăng từ 116 lên 119 ngày.