Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 59 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích

ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7

Lượng chất khô mà cây xanh tích lũy được từ hai con đường quang hợp và hút dinh dưỡng từ đất, trong đó có tới 80 - 90 % chất khô cây xanh tích lũy được tạo

trong quá trình quang hợp của cây còn lại là kết quả của quá trình trao đổi chất diễn ra trong đời sống cây trồng. Khả năng tích lũy chất khô là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng, qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá được tiềm năng năng suất của cây trồng. Lượng chất khô được tích lũy diễn ra triệt để.

Tích lũy chất khô là biểu hiện của khả năng sinh trưởng, phát triển tạo ra năng suất sinh vật học, làm cơ sở tạo năng suất thu hoạch sau này của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Lượng chất khô tích luỹ càng nhiều chứng tỏ hoạt động sống của cây diễn ra càng thuận lợi. Cây trồng tích luỹ chất khô từ hai con đường: quang hợp và hút chất dinh dưỡng từ đất, trong đó 80- 90% chất khô được tạo thành do quá trình quang hợp (Yoshida, 1981). Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, một phần chất khô được tích luỹ trong thân lá, còn lại được sử dụng cho các hoạt động sinh lý diễn ra trong cây. Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực, chất khô chủ yếu tích luỹ về hạt tạo năng suất, một phần nhỏ được sử dụng để duy trì cơ quan sinh trưởng.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô

Đơn vị tính: g/m2 đất

Phân bón Lượng giống

Khả năng tích lũy chất khô

Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp P1 M1 85,8g 403,4k 600,0g M2 133,8e 512,1f 752,4e M3 209,4b 633,2c 906,0d P2 M1 110,3f 443,4i 702,5f M2 146,3c 558,9e 884,7d M3 218,7a 660,5b 1084,7b P3 M1 118,4f 472,3h 754,6e M2 148,7c 603,0d 953,6c M3 222,6a 691,8a 1129,3a LSD0,05 P 6,34 19,57 12,98 LSD0,05 M 6,06 13,56 18,85 LSD0,05 PxM 10,49 23,49 32,64 CV % 3,8 2,4 2,1

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy:

Ở tất cả các công thức khối lượng chất khô tích lũy đều tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt lớn nhất vào giai đoạn chín sáp. Khối lượng chất khô được tích luỹ ở tất cả các công thức khác nhau, tăng dần khi tăng lượng phân bón và mật độ gieo ở mức sai khác có ý nghĩa. Xét trên cùng một mức phân bón, lượng giống gieo sạ M2 (35 kg/ha), M3 (50kg/ha) luôn cho khối lượng tích lũy chất khô cao hơn M1(20kg/ha) ở độ tin cậy 95%, vì công thức M2, M3 mật độ gieo dầy hơn, số cây/m2 nhiềuhơn, nên khối lượng chất khô cao hơn so với M1. Đây chính là một trong những cơ sở giải thích cho năng suất của M2, M3 luôn cao hơn M1.Trên nền mật độ gieo như nhau, khối lượng chất khô tích lũy tăng dần theo các mức phân bón ở tất cả các công thức và tăng ở mức có ý nghĩa ở các giai đoạn.

0 200 400 600 800 1000 1200 D M Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp Thời gian P1M1 P1M2 P1M3 P2M1 P2M2 P2M3 P3M1 P3M2 P3M3

Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô

Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa còn non nên lượng chất khô tích luỹ được chưa nhiều. Mặt khác, trong thời kỳ này, dinh dưỡng trong cây tập trung chủ yếu vào quá trình tổng hợp và kích thích mầm nhánh phát triển nên khối lượng chất khô tích luỹ vào thân lá thấp. Thời kỳ trước trỗ 10 ngày, quá trình tích luỹ chất khô diễn ra mạnh mẽ hơn thời kỳ trước do cây lúa đã phát triển hoàn thiện cả về chiều cao, số nhánh và diện tích lá, chất khô trong thân lá được tích luỹ đầy đủ để chuẩn bị cho sự vận chuyển từ thân lá về hạt. Tại thời kỳ đẻ nhánh rộ và giai

đoạn trước trỗ 10 ngày, khối lượng chất khô tích lũy tăng dần từ P1M1 (400 kg NPK/ha và gieo 20 kg giống/ha) đạt 85,8 g/m2 đất và 403,4 g/m2 đất đến công thức đạt khối lượng chất khô tích lũy cao nhất P3M3(700 kg NPK/ha và gieo 50 kg giống/ha) 222,6 g/m2 đất và g/m2 đất, tuy nhiên sự tương tác của hai nhân tố phân bón và giống cho thấy khối lượng chất khô tích lũy được ở các công thức ở 2 thời kỳ này khác nhau không có ý nghĩa. Nhưng khi tăng lượng phân bón từ P2 - P3, khối lượng chất khô tích lũy không tăng ở mức có ý nghĩa.

Thời kỳ chín sáp, lượng chất khô trong giai đoạn này tăng mạnh do khả năng quang hợp của bộ lá đồng thời giai đoạn này nhiệt độ và cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa quang hợp tích lũy chất khô vào hạt. Ở thời kỳ này chất dinh dưỡng trong hạt chuyển thành dạng sáp đặc và lượng chất khô tích lũy là cao nhất trong ba thời kỳ theo dõi. Khối lượng chất khô tích luỹ biến động trong khoảng 600,0 g/m2 đất (công thức P1M1) đến 1129,3 g/m2 đất (công thức P3M3). Sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN TỐC ĐỘ TÍCH LŨY CHẤT KHÔ (CGR) CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7

Qua bảng số liệu 4.8 về tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7 cho thấy:

Giai đoạn: Đẻ nhánh rộ - Trước Trỗ: Tốc độ tích lũy chất khô luôn thấp nhất ở công thức P1M1 (với mức phân bón 400 kg NPK/ha và lượng giống gieo 20kg/ha) đạt 10,2 g/m2đất/ ngày đêm, cao nhất ở công thức P3M3 (với mức phân bón 700kg NPK/ha và lượng giống gieo sạ 50kg/ha) đạt 14,2 g/m2đất/ ngày đêm. Trên cùng lượng phân bón thì mật độ gieo khác nhau tốc độ tích lũy chất khô cũng khác nhau ở mức có ý nghĩa, đạt cao nhất ở công thức P3M3 (700kg NPK/ha và gieo 50kg giống/ha), thấp nhất ở công thức P1M1(700kg NPK/ha và gieo 50kg giống/ha).

Giai đoạn Trước trỗ - Chín sáp: Tốc độ tích lũy chất khô luôn thấp nhất ở công thức P1M1 (với mức phân bón 400 kg NPK/ha và lượng giống gieo 20kg/ha) đạt 8,5 g/m2đất/ ngày đêm, cao nhất ở công thức P3M3 (với mức phân bón 700kg NPK/ha và lượng giống gieo sạ 50kg/ha) đạt 19,0 g/m2đất/ ngày đêm. Ở cùng một lượng giống gieo với lượng phân bón khác nhau khối lượng chất

khô tích lũy cũng tăng dần ở độ tin cậy 95%. Ở cùng mức phân bón xét trên cả 3 lượng giống gieo khác nhau tốc độ tích lũy chất khô tăng dần theo lượng giống ở mức sai khác có ý nghĩa. Điều này là do khi lượng phân bón ít, diệp lục trong lá ít, bộ lá vàng, khả năng quang hợp sau trỗ kém, lá già bị lụi dần. Nhưng khi tăng lượng phân bón nên bộ lá duy trì được xanh đến cuối vụ, khả năng quang hợp thời kỳ sau trỗ tốt hơn làm tăng quá trình tích lũy và vận chuyển các hydratcacbon về hạt và có số bông, số hạt nhiều nên chất khô tăng lên. Như vậy, có nghĩa là phân bón có vai trò làm tăng tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Bắc Thơm 7 ở giai đoạn từ trước trỗ 10 ngày - chín sáp. Tốc độ tích lũy chất khô tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón vì tăng lượng phân bón làm tăng mạnh số nhánh và chiều cao của lúa thí nghiệm (theo số liệu bảng 4.2, 4.4).

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7.

Đơn vị: g/m đất/ ngày đêm

Phân bón Lượng giống

Tốc độ tích lũy chất khô Đẻ nhánh - Trước trỗ Trước trỗ - Chín sáp P1 M1 10,2b 8,5e M2 12,2b 10,4d M3 13,7a 11,9cd P2 M1 10,4b 11,3d M2 12,9a 14,2bc M3 13,8a 18,4a P3 M1 10,7b 12,3c M2 13,8a 15,2b M3 14,2a 19,0a LSD0,05 P 0,47 0,41 LSD0,05 M 0,27 0,37 LSD0,05 PxM 0,47 0,63 CV % 2,1 2,6

Xét ảnh hưởng tác động của hai nhân tố giống và phân bón: Giai đoạn đẻ nhánh rộ - Trước trỗ trên nền giống gieo sạ M1, M2, M3 khi tăng lượng phân bón từ P1-P3 thì tốc độ tích lũy chất khô tăng ở mức không có ý nghĩa (10,2 - 10,7 g/m2đất/ngày đêm; 12,2-13,8 g/m2đất/ngày đêm; 13,7-14,2 g/m2đất/ngày đêm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)