Tình hình phát triển lúa gieo sạ tại miền bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tình hình phát triển lúa gieo sạ tại miền bắc

Trong sản xuất lúa ở miền Bắc nói chung, chi phí nhân công cho việc gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa rất lớn trong giá thành sản phẩm cho nên hiệu quả của sản xuất lúa còn chưa cao thậm chí nhiều nơi còn lỗ. Song song với đó do việc gieo cấy thủ công, sản xuất thì theo tính thời vụ nên rất khó khăn cho bố trí nhân lực trong những ngày mùa giáp vụ. Chính vì thế mà chuyện đưa công cụ gieo thẳng lúa theo hàng của một số tỉnh như Hà Tây, Thái Bình, Vĩnh Phúc… đã thu hút sự quan tâm rất lớn của bà con nông dân (Dương Đình Tường, 2008). Gieo thẳng, gieo vãi là phương thức canh tác không mới đối với nông dân nước ta, khu vực Đồng bằng sông cửu long,Trung bộ, Tây Nguyên nông dân canh tác chủ yếu là gieo thẳng, với các tỉnh miền Bắc, gieo thẳng lúa cũng được khuyến cáo và mở rộng ở một số tỉnhnhư: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định… Tuy nhiên trong thời gian gần đây có nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống, phân bón, thuốc trừ cỏ thì gieo thẳng trong sản xuất lúa xuân mới thực sự trở thành một xu hướng mới trong sản xuất lúa. Trong những năm qua cho thấy phương thức này đang trở thành phong trào và là một trong những hướng trọng tâm mà Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo (Trần Xuân Định, 2011).

Trên thực tế chúng ta đang hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại: Không phải còng lưng cấy - Không phải còng lưng gặt - Không phải còng lưng phơi đảo thóc. Kĩ thuật gieo thẳng, gieo vãi được thực hiện từ năm 2008 với bối cảnh thời vụ khẩn trương, lao động trẻ khỏe ở khu vực nông thôn ngày một cạn kiệt do lực lượng này bị thu hút vào các khu công nghiệp đã và đang là thách thức đối với nhiều địa phương. Do lúc thời vụ thiếu lao động và ngày công lao động trên đồng ruộng cao tăng gấp 3-4 lần so với 4 - 5 năm trước đây thì giải pháp gieo thẳng đã góp phần giải quyết một bước vấn đề nan giải này. Về khía cạnh kinh tế cũng được nhiều ý kiến đồng thuận: gieo thẳng đã góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế tạo tiền đề và động lực cho dồn đổi đất đai, cơ giới hóa sản xuất, hình thành các tổ nhóm hợp tác tự nguyện cùng có lợi và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Các tính toán qua 2-3 vụ cho thấy cứ mỗi ha gieo thẳng tiết kiệm chi phí và làm lợi cho nông dân 3-4 triệu đồng (Trần Xuân Định, 2011).

Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2011).: Phát triển phương thức gieo thẳng là một trong các phong trào trọng tâm của Bộ Nông nghiệp & PTNT, kết quả phát triển nhanh diện tích lúa gieo thẳng trong những năm qua cho thấy đây là phương thức phù hợp lòng dân và hiệu quả, trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo phong trào này, mục tiêu cụ thể mà ngành nông nghiệp đặt ra là đến năm 2015 các tỉnh phía Bắc phấn đấu đạt 50% diện tích lúa gieo thẳng, nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương và nông dân bằng các mô hình cơ giới hóa gieo thẳng, thu hoạch và sấy nông sản; hỗ trợ mạnh hơn công tác thông tin tuyên truyền và huấn luyện. Với phương thức canh tác này cũng sẽ được gắn với các điểm nông thôn mới, phấn đấu “3 không”: Phụ nữ không phải còng lưng cấy, nhất là cấy trong điều kiện cái lạnh của miền Bắc vào vụ xuân, lội xuống bùn tê buốt bàn chân; cái nóng của vụ mùa “nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”. Phụ nữ không phải còng lưng gặt, phụ nữ không phải còng lưng phơi đảo không phải cuống quýt chạy khi mưa đổ xuống bất chợt. Muốn thế sản xuất lúa phải cơ giới hóa khép kín từ gieo thẳng cho đến khâu thu hoạch và sấy (Trần Xuân Định, 2011).

Theo Saichuk et al. (2008) khuyến cáo tỷ lệ hạt giống cho lúa gieo ở miền nam nước anh thay đổi theo đề nghị tỷ lệ hạt giống từ 215 – 323 hạt/m2 xuống tỷ lệ tối thiếu từ 108 – 161 hạt/m2

liền khoảnh để thuận lợi về thời vụ và tránh chim chuột phá hoại; ruộng đồng phải phẳng bởi khi đưa nước vào vì nếu ruộng gập ghềnh, chỗ úng chỗ hạn khiến lúa không mọc nổi; gieo thẳng phải đều vì không đều phải dặm lại, cấy lại hay tỉa thưa gây tốn công dân sinh ra chán nản năm sau không muốn làm (gieo thẳng có một ý nghĩa rất lớn là lợi công, nếu ý nghĩa đó không còn thì gieo thẳng cũng mất hấp dẫn) (Trần Xuân Định, 2011).

Gieo sạ là hình thức gieo cấy đang ngày càng được nhiều nông dân áp dụng trong sản xuất nông ngiệp hiện nay vì không những giảm được công cấy, công nhổ mạ, giảm chi phí về giống 20-30% so với lúa cấy mà còn giúp tăng năng suất so với gieo vãi 15-20%. Tuy nhiên để gieo sạ được yêu cầu bắt buộc phải quy hoạch vùng, ruộng phải bằng phẳng, phải điều tiết được nước nhất là giai đoạn mới gieo và đặc biệt là phải sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm chuyên dùng cho lúa sạ sử dụng sau gieo từ 1-3 ngày. Ngoài ra lượng phân bón đạm phải giảm 15-20%, phân kaly tăng 15-20% so với lúa cấy vì lúa sạ bộ rễ cây lúa ăn nông, lúa dễ bị đổ nên phải bổ sung lượng kali tăng khả năng chống đổ cho lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định (Trang 30 - 32)