Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự

nghiệp công lập

2.1.6.1. Nhân tố khách quan

Hiện nay các đơn vị sự nghiệp công lập đã áp dụng Chế độ kế toán HCSN theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán HCSN. Mặc dù chế độ kế toán đã sửa đổi những điểm bất cập và bổ sung thêm những nội dung mới nhưng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp y tế gắn với cơ chế tự chủ tài chính theo qui định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện thống nhất về hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán và sổ kế toán nên dẫn tới tình trạng đơn vị tự thực hiện theo cách hiểu của mình. Điển hình như các nghiệp vụ liên quan đến việc huy động vốn góp của cán bộ công nhân viên mua sắm máy móc, thiết bị,... phục vụ hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, hay hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài trong việc thực hiện nhiệm vụ... Mặt khác, các quy định của Luật Kế toán và chế độ kế toán HCSN hiện nay chủ yếu phù hợp với kế toán thủ công trong khi hầu hết đơn vị kế toán hiện nay đã thực hiện trên máy tính; báo cáo, truyền thông, công khai, lưu trữ… cũng thực hiện trên phương tiện điện tử.

lập Ban soạn thảo để nghiên cứu, soạn thảo để ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế theo lộ trình cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Với khuôn khổ pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN như hiện nay, do còn nhiều điểm khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà nước và đơn vị HCSN trong điều hành quản lý. Khi các qui định về tự chủ tài chính ngày càng được mở rộng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì khối lượng các giao dịch kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp như các doanh nghiệp trong khu vực tư thì các hạn chế này càng lớn cần phải có giải pháp hoàn thiện hữu hiệu.

2.1.6.2. Nguyên nhân chủ quan

- Quan niệm của lãnh đạo nhiều đơn vị đối với vai trò của kế toán nói chung và bộ máy kế toán nói riêng còn chậm đổi mới. Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều thay đổi thì bộ phận kế toán ở phần lớn các đơn vị chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định. Vai trò của bộ phận tài chính kế toán còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ.

- Kế toán ở các đơn vị còn chưa nghiên cứu kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành nên khi vận dụng vào công việc xử lý nghiệp vụ chưa tuân thủ và chưa đúng quy định.

- Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa khai thác được hiệu quả của công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc, thiếu liên kết, phần mềm sử dụng không còn phù hợp, thiếu cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành đã gây tốn kém trong đầu tư, lãng phí thời gian và hạn chế chất lượng thông tin tài chính kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)