Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện
* Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy và biên chế của Bệnh viện huyện Thuận Thành được thực hiện theo Quyết định số 573/2018/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Thành
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - BVĐK huyện Thuận Thành (2018)
Ban Giám đốc Các phòng chức năng Phòng tổ chức Khoa Dược - Vật tư TTB Y tế
Khoa lâm sàng Khoa cận lâm sàng
Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính quản trị Phòng Điều dưỡng Phòng Tài chính - Kế toán Khoa Khám bệnh - Cấp cứu - Liên chuyên khoa Khoa Ngoại Sản Khoa Nội tổng hợp Khoa Nhi- Truyền nhiễm Khoa Y học cổ truyền Khoa chẩn đoán hình Khoa xét nghiệm Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn
Bộ máy tổ chức của bệnh viện gồm:
+ Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 đồng chí Phó Giám đốc.
+ 06 Phòng chức năng: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế toán, Điều dưỡng, Hành chính quản trị, Kiểm soát nhiễm khuẩn.
+ 05 Khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh – Cấp cứu – LCK , Khoa Ngoại - Sản, khoa Nội tổng hợp, khoa Nhi - Truyền Nhiễm, khoa Y học cổ truyền PHCN. + 03 Khoa cận lâm sàng: Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược – Vật tư, trang thiết bị y tế.
Mô hình cơ cấu tổ chức của bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểu trực tuyến. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Đặc điểm của loại cơ cấu này là mỗi quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến, tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người lãnh đạo cao nhất đến người thấp nhất, người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.
Ưu điểm
Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc một thủ trưởng. Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác. Tạo ra sự thống nhất tập trung cao, chế độ trách nhiệm rõ ràng.
Nhược điểm
Mô hình này chỉ áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ ( người lãnh đạo có thể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp với quy mô lớn, Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.
Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua các kênh đã định.