Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Bắc Ninh
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới về cơ chế tài chính cùng như các chính sách kinh tế xã hội, chế độ kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập
đã có nhiều thay đổi phù hợp với tiến trình thay đổi chung của đất nước. Định hướng phát triển của ngành Y tế Bắc Ninh năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh sẽ tự chủ hoạt động chi thường xuyên. Do vậy, công tác tổ chức kế toán đã có những thay đổi tích cực, đạt được những kết quả tốt trong công tác quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh có 75 viên chức kế toán: 01 trưởng phòng, 03 phó phòng (01 phó phòng kiêm kế toán trưởng) và 71 kế toán viên, bộ máy kế toán thực hiệc theo mô hình vừa tập trung, đội ngũ cán bộ làm kế toán có trình độ chuyên môn cao và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng chuyên môn hóa từng phần việc: Kế toán công nợ, kế toán ngân hàng theo dõi các khoản và các đối tượng thanh toán qua ngân hàng, kế toán thanh toán tiền mặt, kế toán thanh toán thuốc, vật tư hóa chất, kế toán tài sản, công cụ dụng cụ, kế toán thu – chi viện phí, kế toán thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp…. Phân chia các phần hành kế toán riêng biệt đã giúp cho các kế toán viên đỡ bị chồng chéo, các kế toán tự chủ về công việc và chịu trách nhiệm về phần hành kế toán toán được giao. Khi cần số liệu báo cáo hoặc phục vụ thanh tra, kiểm tra việc cung cấp thông tin sẽ nhanh chóng và thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý.
Về tổ chức hoạt động thu – chi: bệnh viện đã thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, công tác lập chấp hành dự toán và quản lý tài chính tập trung tại Phòng Tài chính – kế toán. Do được giao quyền tự chủ về tài chính nên việc sử dụng NSNN và các khoản thu sự nghiệp đơn vị đã chủ động hơn trong việc phân bổ tài chính và các hoạt động của mình. Đồng thời đơn vị cũng ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng các nguồn thu- chi đúng mục đích, phù hợp với khả năng và tình hình thực tế. Quy trình các khoản chi mua sắm được lập tương đối tốt từ khâu lập kế hoạch, duyệt kế hạch đến khâu mua sắm, đấu thầu. Điều này đã làm giảm thiểu những chí phí không hợp lý gây thất thoát cho đơn vị.
Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ thực hiện tương đối tốt từ khâu lập chứng từ, luân chuyển, ghi sổ đến lưu trữ chứng từ đều thực hiện đúng quy định, thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ cái để theo dõi chi tiết từng hoạt động nội dung thu – chi.
Về công tác thực hiện công khai tài chính: đơn vị đã thực hiện tốt đầu năm đại hội cán bộ công nhân viên chức Phòng tài chính – kế toán đã thông báo chi tiết từng khoản thu nhập của viên chức người lao động và được niêm yết công khai, việc công khai tài chính đã phần đảm bảo tính minh bạch từ đó củng củng niềm tin cho viên chức – người lao động toàn đơn vị.
Nhìn chung, cơ chế quản lý tài chính kế toán mới đã góp phần đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức của Ban giám đốc bệnh viện về tầm quan trọng của tổ chức kế toán. Bệnh viện đã căn cứ vào quy mô, hoạt động và yêu cầu quản lý để vận dụng chế độ kế toán một cách toàn diện từ khâu lập, luân chuyển chứng từ một cách khoa học đến việc vận dụng hệ thế tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán sao cho phù hợp và sử dụng hệ thống báo cáo theo đúng quy định của Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản lien quan. Những kết quả đạt được trong tổ chức kế toán tại đơn vị giúp cho việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, tiết kiệm các khoản chi góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại đơn vị.