Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập

Từ năm 2007 đến nay khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, được triển khai rộng rãi thì các bệnh viện công lập đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền từ chủ về tài chính, quá trình chuyển đổi này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Hiện nay, mô hình tổ chức quản lý tại các bệnh viện công lập có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển, các bệnh viện đã tổ chức nhiều phòng quản lý nghiệp vụ, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng ngày càng được hoàn thiện hơn cùng với việc thành lập các hội đồng tư vấn để giúp ban giám đốc và bộ máy quản lý trong việc nâng cao chất lượng khám bệnh và điều trị. Từ thực tế tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập đã đạt được những kết quả như sau:

áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp của Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành để tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Thứ hai, các đơn vị đã chủ động nghiên cứu và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán khá hợp lý và tương đối tuân thủ chế độ kế toán. Các tài khoản kế toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công và đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí.

Thứ ba, tất cả các đơn vị trong ngành đều vận dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành. Qua đó đáp ứng được yêu cầu về hệ thống hóa thông tin kế toán từ các chứng từ ghi sổ. Các đơn vị mở tương đối đầy đủ các sổ sách đáp ứng nhu cầu lập các báo cáo tài chính.

Thứ tư, Các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán được đơn vị lập đầy đủ và đúng theo mẫu quy định tại Thông tư 107/2017.

Thứ năm, công tác tự kiểm tra kế toán được thực hiện thường xuyên hàng quý, năm. Nhờ đó các đơn vị đã tận thu được các khoản thu sự nghiệp, tăng thu từ các hoạt động dịch vụ, tiết kiệm các khoản chi để từ đó có chênh lệch thu chi để chi tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ sáu, Bộ máy kế toán tại các đơn vị được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa phân tán vừa tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý góp phần thực hiện tốt chức năng của đơn vị, có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên kế toán và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác của đơn vị.

Thứ bảy, tất cả các đơn vị đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hoạt động khám chữa bệnh và phầm mềm kế toán trong công tác tổ chức kế toán, phần lớn các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán đã được thực hiện trên hệ thống máy tính có tác dụng hỗ trợ tích cực cho người làm kế toán tại các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)