Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa

TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN THÀNH

Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn băn liên quan tới cơ chế đổi mới hoạt động của các đơn vị SNCL. Nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế mà Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 “Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập” nó là bước tiến dài cho các đơn vị Y tế được tự chủ cơ chế tài chính và các hoạt động của đơn vị. Nằm trong sự nghiệp đổi mới của Nhà nước Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành cũng dần tìm cho mình một hướng phát triển phù hợp với cơ chế mới đưa bệnh viện phát triển tạo niềm tin và uy tín trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận. Cùng với sự đổi mới đó thì công tác tài chính, kế toán của đơn vị cũng phải có sự chuyển mình để phù hợp với điều kiện mới, xong bộ máy kế toán cũng chưa bắt nhịp kịp thời để vận hành hoạt động đơn vị một cách hiệu quả bởi những nhân tố sau:

4.3.1. Về nhân tố khách quan

Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số Luật, Nghị định và nhiều văn bản hướng dẫn hoạt động tự chủ cho các đơn vị SNCL. Tuy nhiên tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP chỉ quy định nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ, làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên khi áp dụng tại đơn vị việc triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng mà hiện nay tại tỉnh nhất là cơ quan chủ quản còn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về tự chủ tài chính, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng nhiều và yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng. Bên cạnh đó vấn đề “Xã hội hóa” với y tế càng khó khăn nhất là khi Luật Quản lý tài sản công (2017) có hiệu lực thì vấn đề liên doanh, liên kết gặp nhiều khó khăn hơn, đơn vị phải xây dựng các đề án sử dụng tài sản công trong các hoạt động cho thuê, kinh doanh và các hoạt động liên doanh, liên kết đã là những khó khăn vướng mắc cho Phòng Tài chính kế toán của đơn vị.

Các văn bản quy định của Nhà nước còn chồng chéo, khó hiểu, không rõ ràng. Một hoạt động kinh tế được quy định ở nhiều Luật và Nghị định khác nhau dẫn đến công tác tham mưu đề suất của phòng Tài chính kế toán còn chưa đạt hiệu quả cao.

4.3.2. Các nhân tố chủ quan

Một là: Hệ thống quản lý điều hành tại đơn vị còn chưa bắt nhịp với tình hình mới, còn sợ trách nhiệm khi triển khai gặp sai lầm, vướng mắc. Sự thay đổi trong thực hiện nhiệm vụ mới còn chậm.

Hai là: Công tác tài chính tại đơn vị còn ngại thay đổi làm theo dập khuôn, lối mòn không có tính sáng tạo chưa tạo ra được cơ chế tài chính hoạt động đến từng khoa, phòng tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, khám và điều trị cho người bệnh đã làm cho nhân viên có sức ì trong thời gian dài.

Ba là: Nhân lực trong phòng Tài chính kế toán còn quá mỏng nhu cầu cải cách thủ tục hành chính cho người bệnh được nhanh, hiệu quả còn chưa đáp ứng được kịp thời.

Bốn là: Trong hai năm trở lại đây Phòng Tài chính kế toán đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị là: hạch toán thu chi đến từng khoa, phòng nhưng hệ thống chứng từ còn chưa đồng bộ, việc xác định các chi phí như:

Lương và các khoản đóng góp theo lương, chi phí quản lý, chí phí chuyên môn nghiệp vụ…. còn chưa hướng dẫn đến khoa, phòng xác định cụ thể.

Bốn là: Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán còn chưa đồng đều dẫn đến công tác quản lý của từng phần hành kế toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Năm là: Công tác lập dự toán thu – Chi còn chưa sát với thực tế, từ công tác lập dự toán so với thực hiện còn chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản, trang thiết bị Y tế được đầu tư.

Sáu là: Việc vận dụng hệ thống tài khoản trong quản lý kế toán còn hạn chế như: TK 242 “Chi phí trả trước” dùng để phân bổ chí phí sử dụng CCDC xuất dung ra các kỳ từ đó sẽ xác định kết quả kinh doanh và chênh lệch thu chi sẽ đúng với thực tế.

Bẩy là: Do nhân lực kế toán mỏng công tác kiểm tra, giám sát sử dụng các loại vật tư, hóa chất y tế, tài sản cố định tại các khoa, phòng còn chưa được thường xuyên, liên tục.

Đó là những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Đơn vị xác định rằng việc chuyển đổi các đơn vị SNCL từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế tất yếu, nhằm giảm áp lực tài chính cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng quyền tự chủ cho đơn vị cần có sự phát huy chủ động sáng tạo trong hoạt động, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân là yêu cầu lớn với ban giám đốc và bộ máy tài chính của bệnh viện trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)