Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

2.2.1. Các văn bản liên quan

- Luật Kế toán số 88/2015/QH 13 ngày 26/11/2015.

- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cuat Luật Kế toán.

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 nghị định Chính phủ quy định về cơ chế hoạt đông, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

- Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.

2.2.2. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập

Từ năm 2007 đến nay khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, được triển khai rộng rãi thì các bệnh viện công lập đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền từ chủ về tài chính, quá trình chuyển đổi này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Hiện nay, mô hình tổ chức quản lý tại các bệnh viện công lập có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển, các bệnh viện đã tổ chức nhiều phòng quản lý nghiệp vụ, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng ngày càng được hoàn thiện hơn cùng với việc thành lập các hội đồng tư vấn để giúp ban giám đốc và bộ máy quản lý trong việc nâng cao chất lượng khám bệnh và điều trị. Từ thực tế tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập đã đạt được những kết quả như sau:

áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp của Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành để tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Thứ hai, các đơn vị đã chủ động nghiên cứu và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán khá hợp lý và tương đối tuân thủ chế độ kế toán. Các tài khoản kế toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công và đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí.

Thứ ba, tất cả các đơn vị trong ngành đều vận dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành. Qua đó đáp ứng được yêu cầu về hệ thống hóa thông tin kế toán từ các chứng từ ghi sổ. Các đơn vị mở tương đối đầy đủ các sổ sách đáp ứng nhu cầu lập các báo cáo tài chính.

Thứ tư, Các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán được đơn vị lập đầy đủ và đúng theo mẫu quy định tại Thông tư 107/2017.

Thứ năm, công tác tự kiểm tra kế toán được thực hiện thường xuyên hàng quý, năm. Nhờ đó các đơn vị đã tận thu được các khoản thu sự nghiệp, tăng thu từ các hoạt động dịch vụ, tiết kiệm các khoản chi để từ đó có chênh lệch thu chi để chi tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ sáu, Bộ máy kế toán tại các đơn vị được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa phân tán vừa tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý góp phần thực hiện tốt chức năng của đơn vị, có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên kế toán và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác của đơn vị.

Thứ bảy, tất cả các đơn vị đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hoạt động khám chữa bệnh và phầm mềm kế toán trong công tác tổ chức kế toán, phần lớn các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán đã được thực hiện trên hệ thống máy tính có tác dụng hỗ trợ tích cực cho người làm kế toán tại các đơn vị.

2.2.3. Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới về cơ chế tài chính cùng như các chính sách kinh tế xã hội, chế độ kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập

đã có nhiều thay đổi phù hợp với tiến trình thay đổi chung của đất nước. Định hướng phát triển của ngành Y tế Bắc Ninh năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh sẽ tự chủ hoạt động chi thường xuyên. Do vậy, công tác tổ chức kế toán đã có những thay đổi tích cực, đạt được những kết quả tốt trong công tác quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng:

Về tổ chức bộ máy kế toán: Hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh có 75 viên chức kế toán: 01 trưởng phòng, 03 phó phòng (01 phó phòng kiêm kế toán trưởng) và 71 kế toán viên, bộ máy kế toán thực hiệc theo mô hình vừa tập trung, đội ngũ cán bộ làm kế toán có trình độ chuyên môn cao và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng chuyên môn hóa từng phần việc: Kế toán công nợ, kế toán ngân hàng theo dõi các khoản và các đối tượng thanh toán qua ngân hàng, kế toán thanh toán tiền mặt, kế toán thanh toán thuốc, vật tư hóa chất, kế toán tài sản, công cụ dụng cụ, kế toán thu – chi viện phí, kế toán thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp…. Phân chia các phần hành kế toán riêng biệt đã giúp cho các kế toán viên đỡ bị chồng chéo, các kế toán tự chủ về công việc và chịu trách nhiệm về phần hành kế toán toán được giao. Khi cần số liệu báo cáo hoặc phục vụ thanh tra, kiểm tra việc cung cấp thông tin sẽ nhanh chóng và thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý.

Về tổ chức hoạt động thu – chi: bệnh viện đã thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, công tác lập chấp hành dự toán và quản lý tài chính tập trung tại Phòng Tài chính – kế toán. Do được giao quyền tự chủ về tài chính nên việc sử dụng NSNN và các khoản thu sự nghiệp đơn vị đã chủ động hơn trong việc phân bổ tài chính và các hoạt động của mình. Đồng thời đơn vị cũng ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng các nguồn thu- chi đúng mục đích, phù hợp với khả năng và tình hình thực tế. Quy trình các khoản chi mua sắm được lập tương đối tốt từ khâu lập kế hoạch, duyệt kế hạch đến khâu mua sắm, đấu thầu. Điều này đã làm giảm thiểu những chí phí không hợp lý gây thất thoát cho đơn vị.

Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ thực hiện tương đối tốt từ khâu lập chứng từ, luân chuyển, ghi sổ đến lưu trữ chứng từ đều thực hiện đúng quy định, thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.

toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ cái để theo dõi chi tiết từng hoạt động nội dung thu – chi.

Về công tác thực hiện công khai tài chính: đơn vị đã thực hiện tốt đầu năm đại hội cán bộ công nhân viên chức Phòng tài chính – kế toán đã thông báo chi tiết từng khoản thu nhập của viên chức người lao động và được niêm yết công khai, việc công khai tài chính đã phần đảm bảo tính minh bạch từ đó củng củng niềm tin cho viên chức – người lao động toàn đơn vị.

Nhìn chung, cơ chế quản lý tài chính kế toán mới đã góp phần đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức của Ban giám đốc bệnh viện về tầm quan trọng của tổ chức kế toán. Bệnh viện đã căn cứ vào quy mô, hoạt động và yêu cầu quản lý để vận dụng chế độ kế toán một cách toàn diện từ khâu lập, luân chuyển chứng từ một cách khoa học đến việc vận dụng hệ thế tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán sao cho phù hợp và sử dụng hệ thống báo cáo theo đúng quy định của Luật kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản lien quan. Những kết quả đạt được trong tổ chức kế toán tại đơn vị giúp cho việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, tiết kiệm các khoản chi góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại đơn vị.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm trong công tác tổ chức kế toán của một số Bệnh viện công lập trong nước và của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành cũng cần vận dụng một cách có hiệu quả công tác tổ chức kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu với tình hình mới hiện nay giúp cho Ban giám đốc đơn vị có những thay đổi chỉ đạo kịp thời điều hành NSNN hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi nâng cao đời sồng về vật chất và tinh thần cho viên chức và người lao động. Cụ thể như sau:

Một là, Sắp xếp bộ máy kế toán linh hoạt nâng cao chất lượng chuyên môn của người làm kế toán bố trí nguồn nhân lực(kế toán viên) thanh toán cho người bệnh đến từng khoa giảm sự chờ đợi cho người bệnh. Việc phân công nhiệm vụ cho từng kế toán viên phải được rõ ràng cụ thể từ đó mới nâng cao chất lượng các báo cáo và số liệu phục vụ cho công tác quản lý

Hai là, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp, giảm chi phí bằng các định mức khoán, tiết kiệm và cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp, khuyến khích nhân viên làm việc với định mức năng suất lao động cao để tăng thu nhập chính đáng.

Ba là,Theo chức năng nhiệm vụ và tình hình nguồn tài chính xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó kiểm soát tôt các khoản thu - chi.

Bốn là, tăng cường công tác xã hội hoá y tế như thực hiện liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh nhằm thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao và tăng cường cơ sở vật chất cho bệnh viện.

Năm là, đào tạo đôi ngũ làm kế toán chuyên nghiệp 02-03 năm luân chuyển người làm kế toán để một người làm kế toán biết được nhiều phần hành kế toán.

Sáu là, Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong công tác kế toán tránh thất thoát của khoản thu trong đơn vị. Xây dựng quy trình, tổ chức quản lý thu - chi là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được.

Bẩy là, Đưa phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý từ hoạt động khám chữa bệnh đến công tác kế toán đạt hiểu quả cao mọi khoa, phòng đều kiểm soát được nguồn thu của mình.

Như vậy, nếu Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành biết tận dụng hết năng lực và phát huy lợi thế của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính và công tác kế toán thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm kế toán và cung cấp thông tin cho quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN THÀNH3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện

Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành được thành lập từ năm 1957 nằm trên địa bàn Xã Ninh Xá, đến năm 1971 chuyển về địa bàn Xã Gia Đông huyện Thuận Thành, năm 1993 sáp nhập 03 đơn vị gồm Phòng Y tế, Đội Y tế dự phòng, Bệnh viện huyện thành Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành.

Đến tháng 10/2005 thực hiện Quyết định số 133/2005/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành, Bệnh viện hoạt động theo mô hình Bệnh viện đa khoa hạng III.

Từ 06/2007 Bệnh viện được đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Y tế bằng nguồn trái phiếu Chính phủ đến nay cơ bản đã hoàn thành với cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ và rộng rãi tại địa phận thôn Ngọc Khám, Xã Gia Đông, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh, nằm cạnh đường Quốc lộ 17.

Ngày 04/02/2015: Bệnh viện được UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 99/QĐ-UBND công nhận là Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng II.

Bệnh viện có tổng diện tích đất sử dụng là 21.200 m2, diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng là 10.942 m2. Hiện nay với quy mô giường bệnh theo kế hoạch giao là 160 giường bệnh với tổng số 150 công chức, viên chức lao động, trong đó có 135 công chức, viên chức trong biên chế và 15 viên chức hợp đồng lao động theo Nghị định 68 của Chính phủ.

3.1.2. Chức năng hoạt động của Bệnh viện

* Chức năng: Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Thành là Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng II, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Thuận Thành và một số huyện lân cận trong tỉnh Bắc Ninh.

* Nhiệm vụ cụ thể được giao:

- Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng: Là tuyến tiếp nhận, khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh ngộ độc, dịch bệnh từ các tuyến dưới gửi đến. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc các bệnh mà Bệnh viện (tuyến huyện) không thể điều trị được, không trong phân tuyến kỹ

thuật thì Bệnh viện tiếp tục chuyển viện nội trú lên tuyến cao hơn như: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Ninh, các Bệnh viện chuyên khoa của tỉnh.

- Phòng chống các dịch bệnh: Phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành để phát hiện, dự phòng, ngăn chặn, hạn chế lây lan, dập tắt dịch bệnh, đặc biệt là dịch nguy hiểm và dịch mới phát sinh;…

- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học về y học, các sáng kiến nhằm cải tiến kỹ thuật, kỹ thuật vượt tuyến giúp xây dựng các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh dịch mới phát sinh, nâng cao trình độ chuyên môn;…

- Đào tạo cán bộ: Là cơ sở thực hành về khám, chữa bệnh của trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh và một số trường Cao đẳng, Trung cấp Y Dược trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận;…

- Chỉ đạo tuyến: Giúp Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các lĩnh vực: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Dược đối với các Trạm Y tế cơ sở;…

- Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học; xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 44)