Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước qua Kho bạc nhà nước

Ngân sách nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy NSNN luôn chịu tác động của nhiều yếu tố. Hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, được chia thành ba nhóm yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN; yếu tố thuộc về Kho bạc nhà nước và các yếu tố thuộc về Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

2.1.5.1. Các yếu tố thuộc cơ chế chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính cơng. đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, cơ chế chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã có những thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển. Tuy nhiên, một số chế độ chính sách vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng tới cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN của hệ thống KBNN.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm sốt chi thường xuyên NSNN được quy định trong Luật NSNN số 83/2015/QH13, các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Các quy định của pháp luật về kiểm soát chi thường xuyên NSNN vừa là yếu tố ảnh hưởng, vừa là căn cứ chủ yếu để KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Bởi nó tạo cơ sở pháp lý và nền tảng cho việc đề ra cơ chế, chính sách và xây dựng quy trình kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách nhà nước phù hợp, đây là căn cứ quan trọng nhất để xác định các điều kiện chi NSNN về tiêu chuẩn, chế độ và định mức (Vũ Đức Hưng, 2015).

Hệ thống tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và phân phân bổ dự toán ngân sách. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo dự toán được giao do đó hệ thống tiêu chuẩn, chế độ và định mức phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất. Nếu hệ thống định mức chi tiêu ngân sách không phù hợp với thực tế sẽ thành lạc hậu, ảnh hưởng

tới việc xây dựng dự tốn khơng chính xác dẫn tới việc bổ sung, điều chỉnh dự toán, kho bạc thiếu căn cứ kiểm soát chi.

Việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản về cơ chế, chính sách của Nhà nước về KSC thường xuyên NSNN nói riêng càng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu thì việc thực hiện các văn bản đó trong thực tiễn càng thuận lợi và dễ dàng.

Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tài chính ngân sách được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và cơng tác kiểm sốt chi thường xun nói riêng.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước về NSNN ảnh hưởng tới việc phân bổ dự toán NSNN hàng năm, dự toán trung hạn và dài hạn, cơ cấu các khoản chi NSNN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phịng an ninh, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và thực hiện một số chính sách khác của Chính phủ như: Chính sách cải cách tiền lương, chính sách xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước KBNN ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế KSC cho từng chính sách cụ thể, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, hướng dẫn cơng tác kiểm sốt chi NSNN để thực hiện đúng chủ trương, chính sách, giải pháp điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ và Bộ Tài chính đảm bảo NSNN được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm và đúng chế độ quy định (Nguyễn Thị Trang, 2015).

- Cơ chế, chính sách về kiểm sốt chi thường xun NSNN gắn liền với cơ chế phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN của các cấp chính quyền địa phương, giúp cho mỗi cấp quản lý có hiệu quả hơn từ đó tạo nên hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng cơ quan kiểm soát cuối cùng trong việc cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách tránh được sự chồng chéo trong điều hành ngân sách của các cấp chính quyền địa phương (Nguyễn Thị Trang, 2015).

Cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc KSC thường xuyên NSNN có ảnh hưởng tới chất lượng cơng tác kiểm sốt

chi. Việc phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong kiểm soát chi NSNN sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả quản lý ngân sách. Phân cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra các ĐVSDNS và các đơn vị được NSNN hỗ trợ kinh phí. Cơ quan thanh tra, kiểm tra dễ dàng quy trách nhiệm thuộc về cơ quan nào khi có các sai phạm xảy ra, tránh được tình trạng trách nhiệm khơng biết thuộc về cơ quan đơn vị nào (Vũ Đức Hưng, 2015).

Do vậy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và định mức của Nhà nước về kiểm sốt chi thường xun NSNN ln là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc nhà nước.

2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về Kho bạc nhà nước

Theo Nguyễn Thị Trang (2015) các yếu tố thuộc về KBNN ảnh đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN bao gồm:

- Trình độ chun mơn của cơng chức làm cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN: Là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Nếu cơng chức KSC có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi sẽ giảm thiểu được các sai xót kiểm sốt các thông tin của ĐVSDNS; phát hiện và từ chối thanh toán các khoản chi sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn và kiểm soát được thơng tin trên chứng từ kế tốn do đơn vị sử dụng ngân sách cung cấp.

- Năng lực của công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thể hiện ở khả năng phân tích, xử lý thơng tin được cung cấp, để đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu thiếu khả năng này thì hoạt động kiểm soát chi sẽ khơng mang lại hiệu quả, gây ra lãng phí, thất thốt cho NSNN.

- Tinh thần trách nhiệm với nghề và đạo đức công vụ: Cùng với sự phát triển của xã hội địi hỏi cán bộ, cơng chức phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn mà cịn phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ đặc biệt là cán bộ, cơng chức Ngành kho bạc. Cơng chức kiểm sốt chi phải đảm bảo công tâm, khách quan và trung thực thì cơng tác KSC mới được thực hiện đúng chế độ quy định, khơng được có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và gây phiền hà cho khách hàng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Nhiệt huyết và lòng đam mê với Nghề kho bạc và với cơng việc kế tốn sẽ tạo động lực làm việc cho công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN.

- Cở sở vật chất kỹ thuật: Để phục vụ cơng tác KSC được tốt thì cơ sở vật chất phải được đảm bảo. Hệ thống trang thiết bị làm việc đầy đủ hiện đại, ứng

dụng phần mềm tin học trong hạch toán kế toán, trong kiểm soát và quản lý chi NSNN giúp cho việc quản lý quỹ NSNN cũng như hoạt động KSC thường xuyên NSNN được xử lý kịp thời, tiết kiệm được thời gian, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và tính thống nhất về mặt dữ liệu trên toàn hệ thống Kho bạc, tạo điều kiện cho cải cách thủ tục hành chính và quy trình kiểm sốt chi NSNN.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin đáp ứng kịp thời, chính xác về số liệu thu chi NSNN cho các cấp chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách mà cịn phục vụ tốt cho cơng tác TTSP liên ngân hàng, thanh toán điện tử liên kho bạc. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả KSC thường xuyên NSNN.

- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN: Ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Bộ máy kiểm soát chi được tổ chức khoa học, tinh gọn và thống nhất từ trung ương đến địa phương giúp cho cơng tác kiểm sốt chi đạt hiệu quả, khách hàng giao dịch thuận tiện. Nếu tổ chức bộ máy kiểm sốt chi NSNN khơng thống nhất, chồng chéo hoặc phân tán làm nhiều đầu mối thì sẽ dẫn đến cắt khúc, phân đoạn trong KSC ngân sách, làm tăng thủ tục hành chính, đơn vị sử dụng ngân sách phải giao dịch với nhiều cơng chức kiểm sốt chi NSNN làm hạn chế hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên (Vũ Đức Hưng, 2015).

- Quy trình kiểm sốt chi thường xuyên NSNN: Kiểm sốt chi theo quy trình KSC đảm bảo cho hoạt động kiểm soát chi NSNN được tiến hành đúng trình tự các bước, từ khâu nhận hồ sơ, chứng từ đến thanh toán và trả kết quả cho khách hàng. Do đó, quy trình kiểm sốt chi khoa học, hợp lý góp phần giảm thiếu các sai xót nghiệp vụ, sai lệch thơng tin và rủi ro trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước (Vũ Đức Hưng, 2015).

2.1.5.3. Các yếu tố thuộc về Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Theo Nguyễn Đức Trung (2016) các yếu tố của đơn vị sử dụng NSNN ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN gồm: ý thức chấp hành pháp luật, dự toán chi thường xun NSNN, cơ chế quản lý tài chính và trình độ quan rlys của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN, cụ thể:

- Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng NSNN và các đơn vị liên quan tới NSNN:

Các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện tốt khi cán bộ, cơng chức và nhân dân có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh. Vì vậy, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng ngân sách có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành quỹ NSNN cũng như hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN.

Ý thức chấp hành pháp luật được thể hiện ở việc các cấp, các ngành và chính quyền địa phương phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật NSNN. Các đơn vị cần thấy rõ kiểm sốt chi là trách nhiệm của mình chứ không phải của nguyên KBNN.

Việc chấp hành pháp luật tốt sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng NSNN đạt hiệu quả, tránh được các hành vi cố tình thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật gây lãng phí, thất thốt NSNN, chống được tham ơ, tham nhũng trong quản lý ngân sách.

- Dự toán chi NSNN ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi của KBNN trong q trình thanh tốn các khoản chi của NSNN. Chất lượng dự toán chi NSNN ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi.

Hàng năm, đơn vị sử dụng NSNN được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao dự tốn ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao. Dự toán NSNN giao đơn vị được sử dụng cho các khoản chi lương, phụ cấp theo lương; chi cho nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác theo quy định. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền được quyết định chi trong phạm vi dự được giao, thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc thơng qua phê duyệt trên chứng từ, hồ sơ thanh toán gửi KBNN.

Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Theo quy định tại Điều 3 thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định điều kiện đầu tiên để KBNN thực hiện chi ngân sách là đã có trong dự tốn ngân sách được giao. Do đó, dự tốn NSNN phải đảm bảo giao kịp thời, phân bổ đúng nhiệm vụ chi và chi tiết tới từng nhiệm vụ chi cho đơn vị để KBNN có căn cứ để thực kiểm sốt chi NSNN theo dự tốn được các cấp có thẩm quyền giao.

- Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN: Đối tượng của hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước được cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền giao dự tốn. Do đó, cơ chế tài chính của ĐVSDNS ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc. Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005. Đối với các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Với mỗi loại đơn vị cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập có cơ chế quản lý tài chính khác nhau theo đó hoạt động KSC của KBNN sẽ khác nhau.

- Trình độ quản lý của thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN, các đơn vị được NSNN hỗ trợ kinh phí và năng lực trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn. Thủ trưởng các đơn vị thường tập trung vào công tác chun mơn của cơ quan theo lĩnh vực, ít dành thời gian cho nghiên cứu văn bản, chế độ quản lý tài chính. Mặt khác, trình độ của cán bộ làm cơng tác kế tốn tài chính tại đơn vị cịn nhiều hạn chế, bởi chất lượng đầu vào và khơng được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính thường xuyên. Đặc biệt một số đội ngũ công chức kế toán các trường học, phịng ban thuộc UBND huyện khơng được qua đào tạo chun mơn về kế tốn mà chủ yếu là kiêm nhiệm cơng tác kế tốn. Từ đó, làm cho việc hạch tốn kế tốn cịn lúng túng, làm chứng từ chi NSNN không đúng chế độ, cũng như cơng tác tham mưu cho chủ tài khoản cịn hạn chế dẫn tới việc quản lý và sử dụng NSNN được giao không hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)