Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

4.2.1. Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát ch

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

4.2.1. Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thường xuyên ngân sách nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã trở thành bộ phận không thể thiếu. Hệ thống pháp luật trong chế độ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đóng vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

trong xã hội hoạt động theo trật tự trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả.

Cơ chế, chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Bởi nó tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định các căn cứ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN và xây dựng quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho phù hợp.

Môi trường pháp lý về quản lý chi thường xuyên NSNN có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước. Luật NSNN số 83/2015/QH13, cùng với các văn bản hướng dẫn Luật đã xác lập cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng. Trong đó, định mức và chế độ chi tiêu của Nhà nước là một căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi ngân sách. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể và kịp thời giúp cho việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của KBNN Tân Sơn được chặt chẽ và hiệu quả hơn, có căn cứ pháp lý làm thước đo chuẩn xác cho việc xác minh các sai phạm của đơn vị sử dụng ngân sách.

Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế, chính sách của Nhà nước đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Tân Sơn thể hiện qua (bảng 4.16).

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế, chính sách đến kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số món Tỷ trọng (%) Số món Tỷ trọng (%) Số món Tỷ trọng (%) 1. Tổng số món từ chối thanh toán 2.459 100 2.753 100 3.101 100 2. Số món từ chối thanh toán do sai cơ chế, chính sách của Nhà nước

129 5,25 135 4,90 130 4,19

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động KBNN Tân Sơn (2016-2018)

Qua bảng trên cho thấy trong tổng số món từ chối thanh toán thì số món từ chối thanh toán do sai cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường

xuyên NSNN chiếm một tỷ trọng nhỏ, cụ thể năm 2016 là 5,25% nhưng đến năm 2018 là 4,19% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018, cho thấy cơ chế, chính sách của Nhà nước về KSC đã cụ thể hơn, rõ ràng hơn và phù hợp với thực tế, đồng thời đơn vị sử dụng ngân sách cũng nắm được những quy định về chi NSNN làm cho tỷ lệ từ chối thanh toán giảm qua các năm.

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có liên quan đến NSNN cũng ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về quỹ NSNN, quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước. Kho bạc nhà nước được trao thẩm quyển để tiến hành hoạt động kiểm soát các khoản chi của NSNN. Trước khi xuất quỹ ngân sách nhà nước, KBNN phải kiểm tra kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ cần thiết và chỉ thực hiện chi NSNN khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Việc phân định trách nhiệm một cách rõ ràng của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị và từng bộ phận nghiệp vụ trong quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã tạo điều kiện cho công tác KSC ngân sách nhà nước đạt hiệu quả, không gây lãng phí, giảm bớt sự chồng chéo và tăng cường khả năng phối hợp hoạt động. Đồng thời, nâng cao vai trò trách nhiệm của công chức KSC trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như thực thi công vụ. Sự phân định trách nhiệm đã được thể chế hóa thành Luật để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết được phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố thuộc cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn đề tài đã tiến hành điều tra theo nội dung: Tính phù hợp với thực tế của cơ chế, chính sách; việc chấp hành cơ chế, chính sách của đơn vị sử dụng ngân sách và tính công khai, minh bạch, tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế của cơ chế, chính sách về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, thông qua các câu hỏi soạn sẵn phát phiếu điều tra cho đối tượng điều tra. Kết quả tổng hợp đánh giá ảnh hưởng cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Kết quả đánh giá về cơ chế, chính sách trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nội dung Số lượng

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1. Mức độ phù hợp của cơ chế, chính sách về kiểm soát chi

thường xuyên NSNN 83 100

- Phù hợp và thay đổi kịp thời với thực tế 67 80,72 - Chưa phù hợp và thay đổi chậm với thực tế 16 19,28 2. Việc chấp hành cơ chế, chính sách về KSC thường xuyên

NSNN 83 100

- Chấp hành nghiêm chỉnh 72 86,75

- Chưa chấp hành nghiêm chỉnh 11 13,25

3. Tính công khai, minh bạch, tiếp cận, phù hợp với các thông lệ và

chuẩn mực quốc tế của cơ chế, chính sách về KSC thường xuyên NSNN 83 100

- Có 75 90,36

- Không 08 9,64

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả điều tra công chức KBNN Tân Sơn, đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan quản lý ngân sách cho thấy, có 80,72% ý kiến đánh giá tiêu chí phù hợp với thực tế của cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên NSNN là phù hợp với tình hình thực tế và cũng đảm bảo được tính công khai, minh bạch và tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, 86,75% các đơn vị sử dụng NSNN điều tra chấp hành nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

Mặc dù, cơ chế chính sách về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã có những thay đổi kịp thời với từng giai đoạn. Tuy nhiên, một số ý kiến đánh giá của khách hàng về cơ chế, chính sách kiểm soát chi thường xuyên NSNN vẫn chưa phù hợp với thực tế do thay đổi và bổ sung còn chậm, chiếm 19,28% kết quả điều tra khách hàng. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các nội dung, một số chế độ lồng ghép không rõ ràng, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. Cụ thể như việc phân khai dự toán học phi của khối trường theo tỷ lệ 40% chi lương và phụ cấp theo lương, 60% chi cho hoạt động sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất nhà trường. Việc phân

khai dự toán học phi không phù hợp với thực tế hàng năm bởi vì mức thu học phí giữa các năm học, mức lương cơ bản là khác nhau. Điều này làm giảm khả năng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, sau khi Luật được ban hành phải chờ một thời gian khá lâu mới có các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn ngay để địa phương triển khai thì được thực hiện chậm. Việc thay đổi chậm các quy định, chính sách quản lý ngân sách cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Tân Sơn, là một trong những nguyên nhân có tới 13,25% kết quả điều tra đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Trong tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của việc ban hành cơ chế, chính sách một số văn bản mới được ban hành cũng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý cũng như kiểm soát chi của KBNN. Sau một thời gian thực hiện phải sửa đổi, bổ sung ngay như: Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước đã bộc lộ những điểm hạn chế cần phải được bổ sung, sửa đổi khi áp dụng như:

- Trong điều kiện chi ngân sách nhà nước tại Khoản 3 Điều 3 thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi, nhưng không xác định cụ thể quyết định chi thể hiện dưới hình thức nào bằng quyết định, công văn hay văn bản gì.

- Thời hạn xử lý hồ sơ tại Khoản 3 Điều 7 thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/ 2012 của Bộ Tài chính quy định thời hạn xử lý hồ sơ là 01 ngày đối với các hồ sơ đơn giản, 02 ngày đối với hồ sơ phức tạp nhưng không xác định cụ thể hồ sơ nào là đơn giản, hồ sơ nào là phức tạp.

- Trong quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN tại Khoản 1 Điều 1 thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư nhưng không nói rõ chi sự có tính chất đầu tư là những khoản chi nào, từ nguồn kinh phí nào.

Nhận thấy những điểm hạn chế, bất cập và thiếu xót trong quá trình thực hiện thông tư 161/2012/TT-BTC ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi của KBNN. Ngày 01/3/2016 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 39/2016/TT-BTC

sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính. Thông tư này đã nói rõ hơn một số điểm mà thông tư 161/2012/TT-BTC chưa rõ như: Chỉ rõ chi sự nghiệp có tính chất đầu tư là các khoản chi nào, từ nguồn kinh phí nào; nói rõ quyết định chi của thủ trưởng đơn vị thể hiện dưới hình thức nào.

Mức độ cụ thể, rõ ràng và khả năng tiếp cận với cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên NSNN ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.

Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá mức độ cụ thể và khả năng tiếp cận với các cơ chế chính sách về KSC thường xuyên NSNN

Tiêu chí Công chức KBNN Đơn vị sử dụng NSNN Cơ quan quản lý NSNN Tổng hợp ý kiến đánh giá SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) (Ý kiến) SL Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) 1. Mức độ cụ thể, dễ hiểu và dễ tiếp cận 07 70,00 46 74,19 08 72,73 61 73,49 2. Phức tạp, khó hiểu và không được thông báo rộng rãi 02 20,00 13 20,97 02 18,88 17 20,48 3. Ý kiến khác 01 10,00 03 4,84 01 9,09 05 6,02 Tổng cộng 10 100 62 100 13 100 83 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Mức độ cụ thể, dễ hiểu và dễ tiếp cận với các cơ chế chính sách kiểm soát chi thường xuyên NSNN ảnh hưởng lớn đến việc hiểu đúng và đầy đủ các văn bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN của công chức KBNN làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cũng như áp dụng đúng các quy định về chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN.

Qua kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn, đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý ngân sách cho thấy các cơ chế, chính sách kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được đánh giá là cụ thể, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Kết quả có 61 phiếu điều tra trong tổng số 83 phiếu điều tra, chiếm 73,49%. Tuy nhiên, vẫn có một số văn bản chế độ được đánh giá khó tiếp

cận, không được thông báo rộng rãi do đảm bảo tính bảo mật của Ngành, lĩnh vực như: an ninh, quốc phòng,… các văn bản ban hành và lưu hành nội bộ của ngành, chiếm 20,48% ý kiến đánh giá. Việc ban hành các văn bản, quy định phức tạp đã khiến đơn vị thụ hưởng NSNN gặp không ít khó khăn trong việc xác định đúng các tiêu chuẩn, định mức để lập dự toán chi và thực hiện dự toán chi thường xuyên hàng năm. Đối với Kho bạc nhà nước những căn cứ kiểm soát chi thường xuyên NSNN với các nội dung phức tạp, không cụ thể mà quy định chung chung gây khó khăn rất lớn cho công chức kiểm soát chi trong việc đối chiếu các khoản chi của đơn vị với định mức, tiêu chuẩn và chế độ; làm giảm tính chính xác trong khâu kiểm soát chứng từ chi NSNN, ảnh hưởng đến việc xác định khoản chi đó đúng chế độ hay sai chế độ.

Kết quả điều tra có những ý kiến đánh giá khác về các cơ chế chính sách kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, chiếm 6,02% trong tổng số phiếu điều tra. Một số ý kiến khác như: Nhiều chế độ được ban hành mới, một số văn bản có hiệu lực thi hành quá ngắn đã bị sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản khác; cần bỏ các điều khoản quy định khác vì đây là điều khoản khó hiểu, khó áp dụng; văn bản do cơ quan này ban hành lại căn cứ vào văn bản do cơ quan khác ban hành; cần tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật và giải thích các vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các văn bản chế độ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)