Yếu tố thuộc Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách

4.2.3. Yếu tố thuộc Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Những yếu tố thuộc về đơn vị sử dụng NSNN ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN như: Ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN; dự toán chi thường xun NSNN; năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ cơng chức làm kế toán tại đơn vị.

Thứ nhất: Ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN. Trong đó, Luật NSNN năm 2015 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực NSNN và cũng là căn cứ quan trọng nhất cho việc kiểm soát chi của hệ thống KBNN. Do đó, các đơn vị sử dụng NSNN, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến NSNN phải tuẩn thủ các quy định của Luật NSNN.

Để đảm bảo các khoản chi của ngân sách đúng chế độ quy định thì các đơn vị phải nhận thức được đó là trách nhiệm của mình chứ khơng phải của nguyên KBNN. Các cấp, các ngành cần xác định vai trò cũng như tầm quan trọng của mình trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán ngân sách nhà nước. Đánh giá ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua (bảng 4.26).

Bảng 4.26. Kết quả đánh giá ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về chế độ, tiêu chuẩn và định mức của đơn vị sử dụng NSNN

Nội dung Số lượng

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%) 1. Về chấp hành chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi

NSNN 83 100

- Chấp hành nghiêm chỉnh 75 90,36

- Chưa chấp hành nghiêm chỉnh 08 9,64

2. Về nghiên cứu các văn bản quy định về chế độ, định mức

chi NSNN và kiểm soát chi NSNN 83 100

- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu văn bản chế độ 41 49,40 - Chưa chủ động nghiên cứu còn ỷ lại KBNN 42 50,60 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả điều tra từ khách hàng và ý kiến đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho thấy đa số các đơn vị sử dụng ngân sách đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN. Chỉ có 9,64% khách hàng đánh giá đơn vị chưa chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về chi NSNN, có 90,36% là chấp hành nghiêm chỉnh chế độ. Việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ chi NSNN là do hiện nay KBNN Tân Sơn thực hiện các biện pháp chế tài về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Kho bạc nhà nước. Đơn vị vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN Kho bạc nhà nước Tân Sơn sẽ áp dụng các hình thức xử lý theo quy định tại Nghị định 192/2013- NĐ-CP về quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, dự trữ quốc gia, Kho bạc nhà nước. KBNN Tân Sơn đã áp dụng một số hình thức xử lý đối với các đơn vị vi phạm như: Nhắc nhở, từ chối thanh toán bằng văn bản, lập biên bản xử lý VPHC. Việc áp dụng các hình thức xử phạt VPHC đã giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, giảm các khoản chi sai chế độ, tăng trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong các quyết định chi ngân sách.

Một yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp hành chế độ chi NSNN đó là việc nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản quy định chế độ chi NSNN và kiểm soát chi NSNN của đơn vị thụ hưởng ngân sách. Kết quả điều tra có 49,4% đánh giá đơn vị chủ động nghiên cứu, tìm hiểu văn bản chế độ của Nhà nước, trong đó các cơ quan thuộc ngân sách trung ương như: Tòa án nhân dân huyện Tân Sơn, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Sơn, Chi cục thi hành án dân sự huyện Tân

Sơn là những đơn vị chủ động tìm hiểu chế độ mới về chi NSNN. Các văn bản chế độ mới ban hành và hiệu lực thi hành đều được đơn vị cấp trên hướng dẫn thực hiện đúng và kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn tới 50,6% ý kiến đánh giá đơn vị còn hạn chế trong nghiên cứu chế độ; một số đơn vị đã chủ động tìm hiểu nhưng chưa sâu, chưa kỹ; một số đơn vị chưa chủ động nghiên cứu chế độ mà còn ỷ lại vào hướng dẫn từ Kho bạc nhà nước, từ cơ quan quản lý cấp trên. Dẫn tới việc thực hiện các chế độ chi ngân sách mới thường chậm do chưa nắm bắt kịp thời được chế độ phải chờ hướng dẫn. Không chủ động nghiên cứu chế độ điều này đã ảnh hưởng tới quyết định chi của chủ tài khoản, một số đơn vị chi theo định mức cũ, chi sai định mức, chi vượt định mức quy định.

Thứ hai: Dự toán chi thường xuyên NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền giao cho đơn vị sử dụng NSNN. Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN theo dự toán được cấp. Việc kiểm soát chi theo dự toán được giao đảm bảo các khoản chi của ngân sách đúng mục đích, đúng đối tượng và đảm bảo khả năng cân đối ngân sách nhà nước các cấp chính quyền địa phương. Theo quy định tại Điều 3 thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định điều kiện đầu tiên để KBNN thực hiện chi ngân sách là đã có trong dự tốn NSNN được giao. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố dự toán chi thường xuyên NSNN đề tài đã tiến hành điều tra theo nội dung: Tính kịp thời, đầy đủ và chi tiết trong giao dự toán chi thường xuyên; bổ sung, điều chỉnh dự toán chi thường xuyên NSNN thông qua phiếu điều tra. Kết quả tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của yếu tố dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Tân Sơn, Phú Thọ thể hiện ở bảng 4.27.

Bảng 4.27. Kết quả đánh giá yếu tố dự toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nội dung Số lượng

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1. Dự toán chi thường xuyên NSNN 83 100

- Dự toán được giao kịp thời, đầy đủ và chi tiết 68 81,93 - Dự toán chưa được giao kịp thời, đầy đủ 15 18,07

2. Bổ sung, điều chỉnh dự toán chi thường xuyên NSNN 83 100

- Ít phát sinh, chỉ bổ sung khi phát sinh nhiệm vụ chi mới 12 14,46 - Thường xuyên, đặc biệt là cuối năm ngân sách 71 85,54

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả bảng 4.27 cho thấy, có 18,07% kế tốn các đơn vị sử dụng NSNN đánh giá dự toán chi thường xuyên do cơ quan tài chính giao cho đơn vị khơng kịp thời, đầy đủ. Làm ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị trong xây dựng kế hoạch tài chính, nội dung chi dẫn tới việc xây dựng kế hoạch chi tiêu năm tài chính chậm, khơng kịp thời và không sát với thực tế. Vào đầu năm ngân sách việc giao, phân bổ và nhập dự tốn trên Tabmis khơng kịp thời, đặc biệt các đơn vị thuộc ngân sách trung ương. 08 cơ quan trung ương đóng trên địa bàn huyện Tân Sơn chiếm 100% thực hiện tạm cấp dự toán ngân sách vào đầu năm, nguyên nhân thực hiện tạm cấp dự toán là do giao dự tốn chậm, có quyết định giao dự tốn nhưng Sở Tài chính chưa nhập kịp thời trên hệ thống Tabmis, điều này đã ảnh hưởng tới hoạt động chi của đơn vị vì nguyên tắc tạm cấp dự toán ngân sách chỉ bằng 1/12 dự toán chi thường xuyên năm trước được giao, chỉ thực hiện tạm cấp để chi lương, phụ cấp và các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan như: Tiền điện, tiền nước, điện thoại; không được tạm cấp ngân sách để chi mua sắm hàng hóa, các khoản chi sửa chữa khác.

Có 81,93% kế tốn đơn vị đánh giá dự toán chi thường xuyên được giao, phân bổ và nhập trên hệ thống Tabmis đầy đủ kịp thời, chi tiết đến từng nhiệm vụ chi. Đối với các đơn vị thuộc ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã thì việc giao dự tốn đầu năm là tương đối kịp thời, đảm bảo nhu cầu hoạt động của đơn vị trong thanh toán các khoản chi cho con người, thanh tốn các khoản mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi cấp thiết khác. Tuy nhiên, các đơn vị thuộc cấp ngân sách này lại thường xuyên bổ sung, điều chỉnh dự toán nhất là vào cuối năm ngân sách. Khi phát sinh nhiệm vụ chi mới khơng có trong dự tốn giao đầu năm lúc này Phịng tài chính kế hoạch huyện Tân Sơn với bổ sung dự toán cho đơn vị. Đối với các đơn vị thuộc ngân sách cấp xã năm 2018 có 15/17 xã điều chỉnh dự tốn chi thường xun, tổng dự toán điều chỉnh 17 xã là 1.590 triệu đồng, 17 xã đều bổ sung dự toán, tổng dự toán bổ sung của 17 xã 2.568 triệu đồng, 100% các đơn vị thuộc ngân sách trung ương, cấp tỉnh và huyện đều bổ sung dự toán để đáp ứng nhu cầu chi. Nguyên nhân xảy ra việc điều chỉnh, bổ sung dự toán là do khâu lập dự toán của đơn vị không sát với nhiệm vụ chi, thiếu nguồn kinh phí, chủ yếu là các đơn vị nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Điều này đã ảnh hưởng tới cả kế hoạch chi của đơn vị cũng như việc KSC theo dự toán của KBNN. Đơn vị sử dụng ngân sách phải gấp rút chuẩn bị hồ sơ mua sắm, sửa chữa trong một khoảng thời gian ngắn dẫn đến hồ sơ chứng từ thiếu, sai xót, khơng đảm

bảo yếu tố pháp lý, khơng thực hiện đúng quy trình hoặc thực hiện tắt quy trình lựa chọn nhà thầu. Trong khi đó vào thời điểm cuối năm ngân sách lượng hồ sơ chứng từ của đơn vị giao dịch gửi đến Kho bạc nhiều và áp lực về thời gian kiểm soát đã ảnh hưởng tới kết quả kiểm soát chi, một số khoản chi chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ ba: Năng lực trình độ chun mơn của cơng chức làm kế tốn tại đơn

vị sử dụng NSNN. Khả năng quản lý tài chính của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ kế tốn tại các đơn vị là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc quản lý và sử dụng NSNN. Cán bộ kế toán là người thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ tài chính kế tốn, thủ trưởng cơ quan thường là cán bộ có chun mơn về kỹ thuật hoặc chun mơn khác, ít có cán bộ có chun mơn về tài chính kế tốn. Do đó, khơng nắm sâu các quy định, chế độ về quản lý NSNN, chính điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng NSNN tại các đơn vị, là nguyên nhân gây ra thất thốt NSNN, sử dụng kinh phí khơng đúng mục đích và không đúng đối tượng. Tổng hợp ý kiến đánh giá về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ kế tốn tại đơn vị sử dụng ngân sách thể hiện qua bảng 4.28.

Bảng 4.28. Đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ kế toán tại ĐVSDNS

Nội dung Số lượng

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%) Đánh giá về năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ kế

tốn tại đơn vị sử dụng ngân sách 10 100

- Đáp ứng yêu cầu, có chun mơn nghiệp vụ 08 80

- Chưa đáp ứng yêu cầu, còn hạn chế về chuyên môn 02 20 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn là những người trực tiếp giao dịch với các cán bộ kế tốn của ĐVSDNS thì đa số kế tốn đơn vị có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng được cho yêu cầu công việc, chiếm 80%. Được đào tạo về mặt chuyên môn kế tốn, trong đó trình độ trung cấp kế toán chiếm 56,35%, trình độ cao đẳng chiếm 28,57% và trình độ đại học chiếm 15,08%. Huyện Tân Sơn là huyện đặc biệt khó khăn, do đó kế tốn có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ trọng ít hơn, chủ yếu là kế tốn có trình độ trung cấp.

Trong đó, có 20 % cơng chức KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đánh giá cán bộ kế toán của đơn vị cịn chưa đáp ứng được u cầu cơng việc, một số kế toán hạn chế về chun mơn nghiệp vụ kế tốn. Nguyên nhân thứ nhất là do những cán bộ kế tốn này chủ yếu là kiêm nhiệm cơng tác kế tốn khơng được đào tạo chun mơn về kế tốn. Các phịng ban của Ủy ban nhân như: Phòng lao động- Thương binh và xã hội huyện Tân Sơn, phòng Tư Pháp, phòng Tài nguyên và mơi trường, phịng Giáo dục huyện Tân Sơn khơng có biên chế cơng chức làm kế tốn, do đó thường phân cơng một cơng chức trong phịng làm cơng tác kế toán. Nguyên nhân thứ hai là do một số đơn vị trường học cán bộ kế toán nghỉ chế độ thai sản nên cũng phân công giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm công tác kế tốn, khối trường học có 18 giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm cơng tác kế tốn. Cán bộ kế toán kiêm nhiệm khơng có chun mơn kế tốn nên lập chứng từ kế toán thường xuyên sai, phải làm lại nhiều lần, sử dụng phần mềm kế tốn Misa khơng thạo thường làm thủ công trên Word hoặc excel nên thường sai lỗi cơ bản như sai số học, sai số tiền bằng chữ, sai mẫu chứng từ kế toán, điều này đã ảnh hưởng tới việc KSC của KBNN Tân Sơn, công chức được phân công phụ trách giao dịch với đơn vị phải thường xuyên hướng dẫn, chỉ bảo chế độ.

Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN: Cơ chế tài

chính của đơn vị sử dụng ngân sách ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc. Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005. Đối với các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006. Với mỗi loại hình đơn vị tự chủ tài chính khác nhau theo đó hoạt động KSC của KBNN sẽ khác nhau. Đối với đơn vị tự chủ tài chính thì KBNN Tân Sơn, Phú Thọ ngồi kiểm sốt theo các chế độ quy định hiện hành về chi NSNN cơng chức KSC cịn căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị gửi đầu năm và khi có bổ sung, sửa đổi để kiểm sốt chi. Đối với các đơn vị không tự chủ tài chính thì KBNN Tân Sơn kiểm soát theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước về NSNN.

Yếu tố thuộc về đơn vị sử dụng ngân sách là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới kết quả kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Bởi vì, đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan quyết định chi NSNN theo đúng quy định của

Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. Đơn vị sử dụng ngân sách có ý thức chấp hành quy định của Nhà nước, thủ trưởng đơn vị và kế tốn có trình độ chun mơn sẽ đưa ra quyết định chi đúng, hạn chế sai sót và chứng từ bị từ chối thanh toán, được thể hiện qua bảng 4.29.

Bảng 4.29. Kết quả kiểm soát về lập hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên NSNN

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (Món) Tỷ trọng (%) SL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)