Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)

Kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một trong những vấn đề được các cấp, các ngành và hệ thống KBNN đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như:

Nguyễn Thu Hiền (2013), Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiên Du. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Tiên Du, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tời kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Từ đó tác giả đề xuất được các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiên Du.

Nguyễn Thị Trang (2015), Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế. Trường học viện nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Tác giả đã phân tích được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Hưng Yên. Đưa ra các giải pháp tăng cưởng kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn.

Nguyễn Đức Trung (2016), Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đánh giá thực trạng và đưa ra được những hạn chế, các lỗi trong quá trình kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước Hưng Yên như hồ sơ chứng từ thiếu tính khách quan, không logic, nhiều khoản chi sai chế độ tiêu chuẩn định mức quy định. Từ những tồn tại, hạn chế tác

giả đưa ra các giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Hưng Yên.

Phan Thị Hồng Mai (2018), Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng. Trường Đại học kinh tế - Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Tam Nông; đưa ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Tam Nông. Căn cứ vào các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại tác giả đã đưa ra các giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Vũ Đức Hưng (2015), Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế. Trường học viện nông nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về KSC thường xuyên NSNN ở mỗi địa phương dưới những góc độ khác nhau đều có những hạn chế nhất định và đã đưa ra một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu của các đề tài khác nhau nên những công trình nghiên cứu trên chưa đánh giá khái quát hết những tồn tại hạn chế của kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Do vậy, giải pháp đưa ra cũng chưa thực sự giải quyết hết những hạn chế đó và cũng chưa mang tính căn cơ dài hạn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Thanh Sơn thành 2 huyện: huyện Tân Sơn mới và huyện Thanh Sơn.

- Đặc điểm về địa lý tự nhiên:

Huyện Tân Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Việt Trì 75 km, cách thủ đô Hà Nội 117 km.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 688,58 Km2, với tổng diện tích của đơn vị hành chính 68.858,26 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 65.419,26 ha, diện tích đất phi nông nghiệp: 2.989,42 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 449,58 ha (Chi cục thống kê huyện Tân Sơn, 2018).

- Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La (UBND huyện Tân Sơn, 2018).

- Đơn vị hành chính: Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh và xã Vinh Tiền (UBND huyện Tân Sơn, 2018).

- Giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch nói riêng giữa huyện Tân Sơn với các địa phương lân cận như: Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình và các huyện trong tỉnh (UBND huyện Tân Sơn, 2018).

- Địa hình: Là huyện miền núi nên địa hình huyện Tân Sơn có đặc điểm là dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện.

- Về tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên đất: Huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.858,26 ha với 5 nhóm đất chủ yếu: Đất phù xa, đất Glây, đất xám, đất tầng mỏng và đất đỏ, chủ yếu là đất xám và đất đỏ.

+ Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt, diện tích sông suối và nước chuyên dùng của toàn huyện là 671 ha. Trên địa bàn có hệ thống sông chính như: Sông Bứa, sông Chôm, sông Giày. Ngoài ra, còn có hệ thống suối như: Suối Chiềng, suối Quả, suối Thân, suối Vường, suối Thang và suối Xuân.

+ Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khia thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Sơn có 23 điểm mỏ và điểm quặng như: Đá vôi, quặng sắt.

+ Tài nguyên rừng và cảnh quan: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 46.437,95 ha, chiếm 67,44% diện tích đất của toàn huyện, mật độ che phủ rừng là 77%. Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong tỉnh, chiếm trên 30% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, có nhiều tài nguyên rừng phong phú, trong đó nổi bật là Vườn Quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích là 15.048 ha, đây là vùng có hệ sinh thái với các hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Hiện tại trong rừng có 366 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi vào sách đỏ Việt Nam, 18 loài có trong sách đỏ thế giới, có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi, 134 họ (Chi cục thống kê huyện Tân Sơn, 2018).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Về văn hóa xã hội

+ Dân số bình quân năm 2017 là 81.204 người, với 20.636 hộ dân cư, trong đó hộ nghèo và cận nghèo chiếm 36,27%. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, dân tộc Dao chiếm 6,4%, dân tộc H’Mong chiếm 0,67% và một số dân tộc khác như Tày, Thái, Hoa, Nùng.

+ Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 4,2%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 87%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 17,57%; cơ cấu lao động: nông lâm nghiệp và thủy sản là 82,2%, công nghiệp và xây dựng là 8,4%, dịch vụ 9,4%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia 72,2%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới: xã Minh Đài đạt 16/19 tiêu chí (UBND huyện Tân Sơn, 2018).

- Về phát triển kinh tế

+ Năm 2017 tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 1.451.813 triệu đồng, tăng 72.198 triệu đồng so với năm 2016, tăng 5,23%. Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 665.340 triệu đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 168.927 triệu đồng và dịch vụ đạt 617.546 triệu đồng; Giá trị tăng thêm bình quân đầu người/năm đạt 17,88 triệu đồng.

+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,83%; công nghiệp và xây dựng chiếm 11,64% và dịch vụ chiếm 42,53%.

Công nghiệp: Do điều kiện vị trí địa lý không thuận lợi cho phát triển công nghiệp, do đó hiện nay trên địa bàn huyện Tân Sơn có một cụm công nghiệp đóng tại xã Tân Phú với dự án may vải bạt của Công ty TNHH KapsTex Vina, đây là dự án 100% vốn của Hàn Quốc và cũng là dự án FDI đầu tiên của huyện Tân Sơn, có 07 doanh nghiệp tư nhân, 20 công ty TNHH và công ty cổ phần đóng trên địa bàn.

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nhất định, từng bước thu hút lao động địa phương, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào phát triển kinh tế chung còn chưa cao. Các mặt hàng sản xuất có tính cạnh tranh thấp, hàng hóa sản xuất chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, chưa tạo ra thương hiệu trên thị trường.

Dịch vụ: Dịch vụ thương mại là ngành có vị trí quan trọng của huyện Tân Sơn trong phát triển kinh tế chung. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trong huyện tương đối cao. Tính bình quân giai đoạn 2016-2018 giá trị sản xuất đạt 610.000 triệu đồng. Hiện tại số cơ sở kinh doanh dịch vụ là 1.250 với 1.600 lao động. Ngành du lịch của huyện đã được đầu tư phát triển, với khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn, được quy hoạch phát triển thành khu văn hóa và du lịch của tỉnh, gắn kết khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích xếp hạng đặc biệt Quốc gia.

Kinh tế của huyện Tân Sơn trong thời gian qua đã có bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, huyện Tân Sơn là huyện thuần nông xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt là huyện có rất nhiều lợi thế phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa có chất lượng cao. Huyện cũng có tiền năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch (UBND huyện Tân Sơn, 2018).

3.1.2. Đặc điểm Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Lịch sử hình thành Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Địa chỉ trụ sở: Khu 5B, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 1942/QĐ-BTC ngày 01/6/2007. Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn chia thành 2 huyện: huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn mới. KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tách ra từ KBNN Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thành hai Kho bạc mới là KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và KBNN Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Qua chặng đường 10 xây dựng và phát triển, cùng với sự ổn định và phát triển của Ngành Kho bạc KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Vị trí, vai trò của KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đối với chính quyền địa phương, nhân dân đã được khẳng định và luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Hướng tới thực hiện mục tiêu của Ngành: Tập trung thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc điện tử đến năm 2020; vận hành ổn định hệ thống Tabmis; kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn và chính trị được giao.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Theo Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

a. Vị trí, chức năng

KBNN Tân Sơn là đơn vị trực thuộc KBNN Phú Thọ, có chức năng thực hiện tham mưu, giúp cho Giám đốc KBNN Phú Thọ và UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý.

KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

b. Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật.

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định.

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ quy định. + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện;

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc nhà nước theo chế độ quy định;

+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện. - Quản lý đội ngũ công chức, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)