Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 57)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho

Kho bạc nhà nước ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Đối với nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, từ năm 2010 KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện dự án TABMIS và triển khai thực hiện quản lý Cam kết chi qua KBNN, đây là một trong những bước tiến mới trong quản lý và kiểm soát các khoản chi của NSNN. Tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thầm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư phát triển có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định và giá trị hợp đồng từ 200 triệu

đồng trở lên đối với đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 1.000 triệu đồng trở lên đối với chi đầu tư phát triển thì phải quản lý, kiểm sốt cam kết chi qua KBNN, đã hỗ trợ cho việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp thơng qua việc quản lý các hợp đồng khung thực hiện cho nhiều năm ngân sách và hợp đồng thực hiện cho từng năm ngân sách. Đảm bảo thanh toán, giải ngân vốn cho nhà thầu theo giai đoạn nghiệm thu bàn giao, giảm thiểu nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện dự án TABMIS đã nâng cao vai trị, trách nhiệm của cơ quan Tài chính, các Bộ, các Sở ban ngành, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN trong chu trình NSNN.

Kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh kiểm sốt chi theo 4 nhóm chính: Nhóm các khoản thanh tốn cho cá nhân; nhóm các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản và nhóm chi thường xuyên khác.

KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày càng nâng cao chất lượng của cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN, đảm bảo các khoản chi NSNN đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đặc biệt là trong khâu đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng, ứng trước dự toán NSNN, cải cách thủ tục hành chính như giảm thời gian xử lý hồ sơ chứng từ cho đơn vị sử dụng NSNN, thực hiện quy trình tiếp nhận hồ sơ một cửa. Kiểm sốt các khoản chi đầu tư XDCB giảm thời gian KSC từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày KBNN nhận đủ hồ sơ chứng từ; kiểm soát các khoản chi thường xuyên giảm từ 03 ngày xuống còn 02 ngày làm việc; các khoản chi bằng tiền mặt tại Kho bạc giảm từ 01 ngày làm việc xuống còn 60 phút.

Trong quản lý chi ngân sách nhà nước, KBNN Tiên Du đã tham mưu và đề xuất với KBNN tỉnh Bắc Ninh các giải pháp về điều hành NSNN nhất là vào thời điểm cuối năm ngân sách, tham gia ý kiến dự thảo sửa đổi các Luật, quy trình của Ngành. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cấp trên xử lý kịp thời vướng mắc trong quá trình kiểm sốt chi NSNN, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, định mức quy định của Nhà nước KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã từ chối bằng văn bản và lập phiếu hoàn thiện hồ sơ đối với các khoản chi chưa đáp ứng được các điều kiện chi NSNN.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Hàng năm KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã lập kế hoạch tự kiểm tra hồ sơ chứng từ chi NSNN. Căn cứ kế hoạch tự kiểm tra được giám đốc phê duyệt, công chức làm nhiệm vụ KSC thường xuyên thực hiện tự kiểm tra chéo chứng từ, hồ sơ chi NSNN của công chức khác trong Bộ phận và báo cáo kết quả tự kiểm tra cho giám đốc.

Bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, trong những năm gần đây KBNN Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thực hiện quản lý chất lượng mơ hình khung theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, niêm yết thủ tục hành chính, biểu mẫu chứng từ kế toán chi tiết cho từng nghiệp vụ tại trụ sở giao dịch (Nguyễn Thu Hiền, 2013).

2.2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

KBNN Tam Nông, tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1999 trên cơ sở tách từ KBNN Tam Thanh thành KBNN Tam Nông mới và KBNN Thanh Thủy. Từ đó đến nay, KBNN Tam Nông ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là quản lý và kiểm soát chi NSNN.

KBNN Tam Nông đã thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chi NSNN nói chung và kiểm sốt chi thường xun NSNN nói riêng. Đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn định mức quy định, giải quyết đúng hạn các hồ sơ chi thường xuyên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị sử dụng NSNN.

Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Tam Nơng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tham gia tích cực vào cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ơ tham nhũng. Để đạt được những kết quả trên KBNN Tam Nông đã tập trung vào một số công tác sau:

- Chú trọng công tác cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN: KBNN Tam Nông xem cán bộ, công chức là nhân tố quyết định đến kết quả kiểm soát chi NSNN.

+ Đơn vị đã sắp xếp và phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ chun mơn của từng cơng chức kiểm sốt chi NSNN;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt đối với công chức trẻ mới tuyển dụng;

+ Hàng năm, tổ chức nghiệp vụ kiểm soát chi cho tất cả công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, nhiệm vụ kế tốn. Thơng qua thi nghiệp vụ giúp cho cán bộ công chức nghiên cứu văn bản, học hỏi kinh nghiệm và đánh giá kết quả cơng việc được chính xác hơn. Có kế hoạch tập huấn nghiệp, phổ biến kiến thức cho cơng chức chưa đạt kết quả;

+ Khuyến khích cán bộ công chức tham gia viết cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm trong công việc.

- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi NSNN. Tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc đều kết nối mạng nội bộ với KBNN. Tất cả các văn bản mới, quy trình nghiệp vụ và hỗ trợ nghiệp vụ trực tuyến được cán bộ tin học cập nhật liên tục, thường xuyên trên cổng thông tin điện tử. Tin học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trọng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.

Thực hiện đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi của KBNN. Tháng 7 năm 2018 KBNN Tam Nông đã triển khai quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi. Khi triển khai đề án này, KBNN Tam Nơng sát nhập Bộ phận kế tốn và Bộ phận Kiểm sốt chi thành Bộ phận giao dịch. Qua đó giảm được thủ tục hành chính, rút gọn được quy trình kiểm sốt chi NSNN.

Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN được xác định rõ ràng, kiểm soát chi NSNN chặt chẽ hơn. KBNN Tam Nơng đã kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Năm 2013, 2015 và năm 2017 thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, KBNN Tam Nơng đã thực hiện kiểm sốt tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên của tất cả đơn vị trên địa bàn huyện và thực hiện chi khi có văn bản hướng dẫn của cấp trên; Thực hiện Nghị quyết hàng năm của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, tạm ngừng thanh toán tất cả các khoản mua sắm, sửa chữa mà sau 30/6 chưa tiến hành bất kỳ thủ tục nào về quy trình lựa chọn nhà thầu.

Kết quả hoạt động và quy mô quản lý NSNN qua KBNN Tam Nông năm sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước tại KBNN Tam Nơng cho thấy tổng số món từ chối thanh tốn vài

trăm món trong một năm, giá trị từ chối thanh toán lên đến vài tỷ đồng. Kết quả kiểm soát và thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tam Nông, tỉnh Phú Thọ thấy được vai trị quan trọng của kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN được kiểm tra, kiểm sốt trong q trình thanh tốn chi trả cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách (Phan Thị Hồng Mai, 2018).

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Từ thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tại các KBNN nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ như sau:

Một là: Con người là nhân tố quyết định chất lượng kiểm soát chi thường

xuyên NSNN. Con người luôn là tổng hòa các quan hệ xã hội, do đó cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố con người trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hồn thiện và hiệu quả hơn thì trước hết cán bộ cơng chức KBNN nói chung và cơng chức làm nhiệm vụ kiểm sốt chi thường xun nói riêng cũng phải được hồn thiện thơng qua đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức chuyên môn. Việc phân công công chức làm nhiệm vụ kiểm sốt chi NSNN khơng chỉ chú trọng đến trình độ chun mơn mà cịn phải bố chí người có đạo đức tốt, liêm khiết, cơng minh. Để làm tốt điều đó, trước tiên phải làm tốt công tác cán bộ như tuyển dụng, bố trí, quy hoạch và đạo tạo bồi dưỡng.

Hai là: Tn thủ đúng quy trình kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua

KBNN. Việc tuân thủ đúng quy trình kiểm sốt chi sẽ làm giảm thiểu sai xót trong nghiệp vụ thanh tốn các khoản chi của NSNN và đảm bảo đầy đủ về mặt hồ sơ lưu trữ. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi

thường xuyên NSNN. Đơn giản hóa thủ tục trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, giảm đầu mối tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ. Tiếp tục hoàn thiện và tham gia ý kiến trong thực hiện quy trình thống nhất đầu mối kiểm sốt chi NSNN. Phân định rõ hơn trách nhiệm, vai trị của từng cơng chức trong quy trình kiểm sốt chi NSNN.

Bốn là: Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng kỹ thuật truyền

thông, nhằm tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc, giúp tăng tính chính xác và đồng bộ cơ sở dữ liệu tồn hệ thống Kho bạc.

Năm là: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo vận hành ổn

định hệ thống Tabmis, thanh toán song phương liên ngân hàng và thanh toán điện tử liên Kho bạc. Tăng cường ứng dụng các phần mềm khai thác tiện ích của hệ thống TABMIS trong khai thác các báo cáo và cung cấp số liệu thu chi NSNN.

Sáu là: Phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và chính

quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý quỹ NSNN. Chủ động tham mưu với UBND và HĐND trong việc ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để KBNN có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 57)