Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cở sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trong khu vực và trên thế giới khu vực và trên thế giới
Ngày nay, thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Thương mại điện tử đang phát triển nhanh và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người.
Để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự động (ATM), máy thanh toán tại các điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân… Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động, Web…, mô hình ngân hàng với hệ thống quầy làm việc, những tòa nhà cao ốc, giờ làm việc hành chính 7, 8 giờ sáng đến 4, 5 giờ chiều (“brick and mortar” Banking) đang dần được cải tiến và thay thế bằng mô hình ngân hàng mới – ngân hàng điện tử (“click and mortar” Banking). Khẳng định bằng những thành công trong những năm qua, ngân hàng điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21.
Ở Anh, theo khảo sát của BACS (Bankers Automated Clearing Services), số người sử dụng dịch vụ trên đã tăng từ 3,5 triệu lên 7,8 triệu trong vòng hai năm. Số người thanh toán hóa đơn và chuyển tiền qua Internet hoặc qua điện thoại cũng tăng mạnh. Trong năm 2002 đã có 7,2 triệu người thanh toán các loại chi phí và chuyển khoản theo đường này tăng 44% so năm 2001 và đã có tổng cộng 72 triệu lượt thanh toán trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng chiếm hơn một nửa.
Tại Mỹ, những ngân hàng lớn tham gia kinh doanh trực tuyến ngày càng nhiều, theo báo cáo của FDIC, số ngân hàng có tài sản dưới 100 triệu USD có cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi đó số ngân hàng có tài sản lớn hơn 10 tỷ USD có dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm tới 84%
Singapore là một trong những nước phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm và là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế
giới. Hệ thống giao dịch điện tử an toàn mang tính quốc tế thành lập tháng 4/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Singapore đã đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ thương mại điện tử. Tháng 12/2006, Singapore đã chính thức triển khai việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ trong thanh toán. Việc phát triển ngân hàng điện tử cũng là một trong các yếu tố giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính số 1 châu Á (Theo chỉ số Trung tâm Tài Chính toàn cầu GFCI- 2016).
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam
Với sự phát triển dịch vụ NHĐT tại các nước trong khu vực và trên thế giới như vậy, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho VCB như sau:
Thứ nhất, VCB cần phải có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống thông tin hiện đại. Do đó, cần phải đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhập liên tục các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và của khu vực, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Thứ hai, nhu cầu sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ NHĐT. Ở Việt Nam, phần lớn dân chúng vẫn có thói quen và thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hay mua bán. Họ thường mang tâm lý e dè khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng điện tử hay có tư tưởng bảo thủ, không chú ý đến sự xuất hiện của các dịch vụ hiện đại này. Khách hàng e ngại về tính an toàn bảo mật khi sử dụng các dịch vụ NHĐT. Vì vậy mà VCB cần tìm cách mở rộng tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ ngân hàng điện tử qua nhiều kênh như: Các phương tiện truyền thông như báo giấy, truyền hình, internet,...và nhờ sự kết hợp của các cơ quan địa phương, chứng minh cho khách hàng thấy được các tiện ích của dịch vụ, thay đổi tư tưởng, nhận thức và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ NHĐT. Tại các nước phát triển thành công dịch vụ này, họ chú trọng tới nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để không chỉ phát triển dịch vụ NHĐT tại các thành thị mà còn mở rộng mạng lưới phát triển tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; cho nên cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ rất hiện đại, vững chắc. VCB cần học tập kinh nghiệm này của họ đồng thời xây
dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ tư, VCB cần tích cực đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình, tạo ra sự khác biệt bởi hiện nay các NHTM đều đã và đang triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về công nghệ, dịch vụ, quản lý và sự hỗ trợ lớn từ các ngân hàng mẹ ở nước ngoài nên các NHTM trong nước phải không ngừng nỗ lực đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng.
Cuối cùng, một bài học nữa cho VCB đó là phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phát triển tốt phải có sự kết hợp hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao để vận hành hệ thống tốt nhất và luôn làm khách hàng hài lòng. Do đó, ngân hàng phải luôn tích cực đầu tư phát triển nguồn nhân lực.