Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89 - 90)

Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người đứng đầu trong hệ thống ngân hàng cả nước cần có các biện pháp sau:

- Đẩy mạnh các chính sách hợp tác giữa các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính- ngân hàng nước ngoài. Mục tiêu của các chương trình này là giúp cho các ngân hàng trong nước có điều kiện học tập, nâng cao hiểu biết về các công nghệ ngân hàng mới, kinh nghiệm quản lý, điều hành, quản trị rủi ro của các nước phát triển. Thông qua các chương trình đó, Ngân hàng Nhà nước có thể kêu gọi sự tài trợ, giúp đỡ, hợp tác của các tổ chức nước ngoài như WB, ADB…trong việc phát triển, đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, cụ thể là đề xuất các thiết bị, máy móc hiện đại, chất lượng cao đã được ứng dụng ở những nước phát triển, chương trình phần mềm, trình độ nhân viên, kinh nghiệm điều hành, quản lý…

- Phối hợp với các ngành viễn thông, thuế, điện lực, cấp thoát nước, bảo hiểm xã hội... để thực hiện việc thanh toán các chi phí điện, nước, điện thoại qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để người dân có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an ninh mạng, an ninh xã hội để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch ngân hàng điện tử. Đảm bảo các hành vi lợi dụng lỗ hổng của các dịch vụ ngân hàng điện tử để tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngân hàng cũng như niềm tin vào các dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại các ngân hàng trên địa bàn để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89 - 90)