Kiến nghị với chính phủ, nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 88 - 89)

Để dịch vụ ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng. Nhưng nhìn chung Nhà nước cần phối hợp với các đơn vị có liên quan như Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính… để phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

Mở rộng chính sách tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị nhằm giúp cho người dân biết và làm quen với phương thức giao dịch điện tử thông qua các kênh điện tử, khuyến khích các đơn vị trực thuộc, các bộ, ban, ngành đi tiên phong trong việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, đối với các tổ chức Chính phủ như Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Xổ số… là những đơn vị có khối lượng thu chi, thanh toán bằng tiền mặt hằng ngày rất lớn và thường xuyên, Nhà nước cần đứng ra tổ chức, phối hợp, liên kết các tổ chức này với nhau hoạt động thông qua môi trường ngân hàng điện tử.

- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử: khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng như giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức này; từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định

nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Nhà nước cần thừa nhận việc chuyển tải dữ liệu điện tử theo cách thức phi chứng từ. Nhiều loại phương tiện điện tử hiện nay vẫn phải hoàn tất bằng các báo cáo trên giấy tờ, do đó để phát triển thanh toán điện tử, Nhà nước cần cho phép thay thế giấy tờ bằng các dữ liệu điện tử, các file mềm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm sửa đổi, ban hành các pháp lệnh mới về kế toán, chế độ hạch toán trong giao dịch điện tử.

- Xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi

vào cuộc sống. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác...

- Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đặc biệt là Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Nhà nước cần tham gia vào quá trình đầu tư, phát triển công nghệ mạng, biện pháp an ninh, phần mềm bảo mật…của các ngân hàng nhằm tạo ra tính đồng bộ, thống nhất và chất lượng cao trong toàn hệ thống. - Nâng cao việc đầu tư cho giáo dục công nghệ thông tin nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ; thông qua đó cũng tạo nguồn nhân viên cho ngân hàng và tạo ra một lớp khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử. Lớp dân cư có trình độ này sẽ tự nhận thức được sự phát triển của công nghệ ngân hàng như là một tất yếu của nền kinh tế trong tương lai. Từ đó, họ tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử một cách tích cực không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng với thế giới. Kết quả là dịch vụ ngân hàng điện tử do ngân hàng cung cấp được khai thác một cách có hiệu quả, thương mại điện tử phát triển và nền kinh tế của đất nước cũng đạt được sự tăng trưởng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 88 - 89)