Để thực hiện giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam phải tính đến một số vấn đề cơ bản sau đây:
-Ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược công nghệ thông tin nhằm thực hiện chiến lược tổng thể của ngân hàng.
- Không ngừng đổi mới hệ thống bộ máy quản lý từ Trung ương xuống địa phương giúp bộ máy tinh gọn, phù hợp với tổ chức kinh doanh và quản lý theo các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ.
-Vấn đề rất quan trọng nữa là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tập trung quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt tại trụ sở chính và các chi nhánh, đào tạo nâng cao chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên gia các nghiệp vụ chủ yếu của dịch vụ E-banking đạt tiêu chuẩn trình độ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Nhằm tận dụng triệt để hệ thống ngân hàng điện tử đã xây dựng, ngân hàng phải có chiến lược cụ thể trong việc tiếp thị khách hàng, tích cực tuyên truyền giới thiệu về dịch vụ E-banking cùng những tiện ích và thuận lợi mà nó đem lại cho người sử dụng, từ đó, khách hàng mới hiểu rõ hơn và muốn tham gia vào loại hình dịch vụ này. Đồng thời, phải tìm hiểu thói quen của khách hàng và giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của họ để có thể đáp ứng, trả lời những
yêu cầu đó một cách tốt nhất. Chỉ có như vậy, khách hàng mới thực sự yên tâm khi quyết định lựa chọn dịch vụ này.
- Cuối cùng, quan trọng nhất là xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin an toàn và bảo mật, giúp khách hàng an tâm, tin tưởng khi sử dụng dịch vụ này. Một số giải pháp như: quy định cho phép số lần tối đa nhập sai mật mã, thời gian vào mật khẩu, bức tường lửa để tránh những kẻ phá hoại, qui định hạn mức giao dịch, yêu cầu tài khoản chỉ định…