2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng nhân lự cở bộ phận một cửa liên thông
2.1.4.1. Trình độ chun mơn
Trình độ chun mơn là những kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện những u cầu của vị trí cơng việc đang đảm nhận, đây cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chun nghiệp, chính quy. Trình độ chun mơn nghiệp vụ thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức được đào tạo và chưa qua đào tạo; Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức bậc Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học; Số lượng và tỷ lệ cán bộ, cơng chức trên Đại học.
Trình độ chun mơn của bộ phận một cửa liên thông được đánh giá qua các tiêu chí như họ được đào tạo qua những bậc học nào (Trung học chuyên
nghiệp, Cao đẳng, Đại học; và trên Đại học) với chuyên ngành nào, chuyên ngành đó có phù hợp với cơng việc họ đang đảm nhận hay không?
Cán bộ, công chức được phân công làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thơng ở cấp xã phải có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ về lĩnh vực mình phụ trách. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở Bộ phận một cửa liên thơng của huyện phải có trình độ bậc Đại học trở lên.
2.1.4.2. Trình độ tin học, ngoại ngữ
Thông thạo tin học, ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng. Việc biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập hiện nay. Cùng với ngoại ngữ thì tin học cũng là yêu cầu bắt buộc và không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng, hiện nay bộ phận một cửa liên thơng địi hỏi tất cả cán bộ, công chức đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ nhu cầu công việc và nhập hồ sơ của tổ chức cá nhân, phải có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo. Việc thành thạo máy tính sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơng việc một khi đã nắm vững ngoại ngữ cũng như tin học cộng với trình độ chun mơn tốt thì cán bộ, cơng chức sẽ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ và yêu cầu công việc đặt ra.
Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể thì trình độ ngoại ngữ tin học của một số cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa liên thơng cịn chưa đáp ứng được u cầu cơng việc, một số ít có chứng chỉ tiếng anh nhưng không thể giao tiếp với người nước ngoài đặc biệt là cán bộ làm việc liên quan đến yếu tố nước ngoài như đăng ký kết hôn; một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã khơng có trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học khơng có hoặc yếu dẫn đến khó khăn trong q trình giải quyết cơng việc, tạo ra sức ỳ trong cơng việc.
2.1.4.3. Trình độ lý luận chính trị
Trình độ LLCT phản ánh mức độ tri thức của CBCC về những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng CSVN, về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam... Theo quy định hiện nay của Đảng, trình độ lý luận chính trị gồm các bậc: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp và cử nhân.
Xác định trình độ lý luận chính trị của cán bộ công chức căn cứ vào nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ
thống trường chính trị của Đảng (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số mơn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên.
2.1.4.4. Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng, giữ vai trò chủ đạo, chi phối, định hướng các phẩm chất khác. Việc giữ vững phẩm chất chính trị giúp cán bộ, cơng chức có sức "đề kháng" cao và "miễn dịch" trước sự mua chuộc, "cám dỗ" của các thế lực thù địch, của mặt trái nền kinh tế thị trường và tiêu cực xã hội. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kể cả khó khăn, nguy hiểm; tâm huyết, tận tâm, tận tụy với nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, đa số cán bộ, công chức đều làm việc với tinh thần "vì nhân dân phục vụ", là "công bộc", là "đầy tớ" của nhân dân; luôn nêu cao ý thức trách nhiệm trong cơng việc, tích cực đổi mới phương pháp, tác phong cơng tác; tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu, giúp lãnh đạo, chính quyền, đồn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
2.1.4.5. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phản ánh chất lượng giải quyết, thực hiện công việc của cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa liên thông.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao được phân loại theo 4 mức: (1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; (2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; (3) Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, cơng chức); hồn thành nhiệm vụ (đối với viên chức); (4) Khơng hồn thành nhiệm vụ.
Theo đó, CBCC được phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài đáp ứng các tiêu chí ln gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi quản lý; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm;
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất; lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao, cịn phải có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền cơng nhận,...
Cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông được phân loại là không hồn thành nhiệm vụ khi khơng thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật; vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm; hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
Cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông được phân loại là khơng hồn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ơ, lãng phí bị xử lý kỷ luật, hồn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm, khơng hồn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ,….
2.1.4.6. Đánh giá tinh thần làm việc, thái độ phục vụ, trình độ giao tiếp, xử lý tình huống, và các nghiệp vụ khác
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các địa phương đã đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đánh giá tinh thần làm việc, thái độ phục vụ nhân dân thể hiện ở việc tiếp và giải quyết các thủ tục hành chính, CBCC quán triệt tinh thần giải quyết thủ tục cho nhân dân với quyết tâm không hẹn người dân mà giải quyết ngay, giải quyết
nhanh chóng. CBCC cần giải quyết thủ tục cho dân không chậm trễ, sai hẹn, khơng có thái độ tiêu cực để người dân cảm thấy phiền hà. Ở bộ phận một cửa liên thông đều có nội quy trong đó quy định cụ thể về thái độ của cán bộ khi tiếp dân. Tuy nhiên khơng ít cán bộ, cơng chức lý do áp lực công việc nhiều nên khơng tránh khỏi nóng giận, có thái độ ứng xử khơng đúng mực với người dân. Vẫn cịn hành vi nhũng nhiễu, lạm quyền, coi thường và làm phiền người dân. Một số cán bộ công chức vụ lợi, hành vi ứng xử kém gây bức xúc trong nhân dân. Một số cán bộ chỉ chú trọng nâng cao trình độ chun mơn, chưa chú trọng hoặc ít chú trọng đến rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống xảy ra trên thực tế. Cịn nặng về hình thức, sách vở, chưa thực sự nhạy bén, linh hoạt trong xử lý tình huống, vẫn cịn hiện tượng đùn đẩy, né tránh ngại va chạm nên chất lượng xử lý tình huống chưa cao gây bức xúc cho nhân dân.