3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng
- Quan điểm, tiêu chí tuyển dụng.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tuyển dụng. - Khả năng chuyên môn của Hội đồng tuyển dụng. - Tính khách quan trong quá trình tuyển dụng.
3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Số lượng công chức, viên chức được cử đi đào tạo các bậc: Đại học, sau đại học.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày (chương trình ISO, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, tập huấn công nghệ thông tin,...).
3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chế độ đãi ngộ
- Mục tiêu và nguồn lực tác động/ ảnh hưởng về chi phí và con người - Các phương án xây dựng đề xuất cho chế độ đãi ngộ, lương thưởng ... đối với công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông của huyện và của các xã, thị trấn.
3.4.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông liên thông
- Tiêu chí về phẩm chất
+ Chỉ tiêu 1: Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao.
+ Chỉ tiêu 2: Ý thức kỷ luật, chấp hành sự điều động, phân công của cấp trên. + Chỉ tiêu 3: Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
+ Chỉ tiêu 4: Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Tiêu chí về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Chỉ tiêu 1: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ được giao. + Chỉ tiêu 2: Khả năng làm việc
+ Chỉ tiêu 3: Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tiêu chí về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Chỉ tiêu 1: Trình độ học vấn.
+ Chỉ tiêu 2: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. + Chỉ tiêu 3: Trình độ ngoại ngữ.
+ Chỉ tiêu 4: Trình độ tin học.
- Tiêu chí về sự khác biệt của công chức ở bộ phận một cửa liên thông với các công chức khác:
+ Trình độ + Năng Lực + Kỹ năng + Thái bộ
- Tiêu chí xác định kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp ở bộ phận một cửa liên thông:
+ Lĩnh vực Địa chính xây dựng, TNMT, VPĐKQSD đất: Kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, tiếp xúc với công dân; kỹ năng phối hợp và xử lý công việc với các bộ phận khác; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai, bổ sung hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân; kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dùng... thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn.
+ Lĩnh vực tư pháp hộ tịch: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng thu thập xử lý thông tin; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai hồ sơ; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng sử dụng phần mềm, thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn
+ Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; kỹ năng hướng dẫn chuẩn bị, kê khai hồ sơ, thời hạn trả kết quả đúng hẹn.
+ Lĩnh vực khác: kỹ năng giải quyết tình huống và xử lý công việc thời hạn trả kết quả đúng hẹn; khả năng am hiểu về lĩnh vực phụ trách.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm huyện Văn Lâm
4.1.1.1. Số lượng cán bộ công chức theo vị trí việc làm tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của Huyện và ở các xã, thị trấn giai đoạn 2016-2018 đươc thể hiện qua bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
STT Vị trí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Trưởng bộ phận 12 12 12 100,0 100,0 100,0 2 Lĩnh vực Tư pháp 24 15 12 62,5 80,0 70,7 3 Lĩnh vực Địa chính-XD, tài nguyên môi trường, kinh tế hạ tầng
14 16 12 114,3 75,0 92,6
4 Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH 20 16 12 80,0 75,0 77,5
5
Lĩnh vực khác (thống kê, hạ tầng, công thương, tài chính, Giáo dục, …)
25 19 12 76,0 63,2 69,3
Tổng 95 78 60 82,1 76,9 79,5
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 ta thấy, toàn huyện tính đến thời điểm tháng 12/2018 có 60 cán bộ, công chức, sắp xếp cơ bản đầy đủ theo từng lĩnh vực chuyên môn và vị trí công tác gồm các lĩnh vực như lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực Địa chính- XD, tài nguyên môi trường, kinh tế hạ tầng, Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH, Lĩnh vực khác (thống kê, hạ tầng, công thương, tài chính, Giáo dục, …).
95 78 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng cán bộ công chức bộ phận liên thông một cửa giai đoạn 2016-2018
Số người
Biểu đồ 4.1. Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Xét về số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông có chiều hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2016 số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này trên địa bàn toàn huyện là 95 công chức thì đến năm 2017 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tăng lên đáng kể là 78 giảm 17 cán bộ công chức. Năm 2018 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tiếp tục giảm còn 60 người trên địa bàn toàn huyện. Qua bảng thống kê thấy rõ sự thay đổi không chỉ ở tổng số lượng cán bộ công chức giảm mà thay đổi cả từng vị trí công tác trong đó có lĩnh vực năm 2016, 2017 do 1-2 người đảm nhiệm tùy từng địa bàn thì sang năm 2018, mỗi lĩnh vực chỉ do 1 người đảm nhiệm. Nguyên nhân từ khi Nhà nước triển khai Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các địa phương trong đó có huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng triển khai với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Các địa phương đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng phòng làm việc và mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện về cơ bản đã có phòng làm việc khang trang, có chỗ cho cá nhân, tổ chức tới giao dịch công việc, được trang bị máy tính, máy photocopy. Tỉnh Hưng Yên đã bố trí nguồn kinh phí cho cấp xã để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây mới phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị. Đến nay bộ phận một cửa liên thông tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm đã có văn phòng khang trang, rộng rãi với đầy đầy đủ trang thiết bị cần thiết với chỗ ngồi, ghế chờ cho người dân đến làm việc. Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được lựa chọn cơ bản là những người có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời được tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận này. Về số lượng đội ngũ cán bộ công chức bộ phận này từ trước năm 2018 sẽ bố trí phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc trên từng địa bàn. Tuy nhiên khi nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế ngày 20/11/2014 được triển khai, các địa phương tiến hành rà soát cán bộ công chức các bộ phận theo vị trí việc làm. Vì vậy số lượng cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, huyện nói chung, tại bộ phận một cửa liên thông nói riêng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2017 giảm 17 người so với năm 2016. Sang năm 2018, tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND Quy định số lượng và mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên quy định rõ, bộ phận một cửa liên thông tại mỗi cấp, mỗi địa phương được biên chế 5 cán bộ, công chức. Vì vậy sang năm 2018, huyện Văn Lâm với 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn và một phòng một cửa liên thông cấp huyện được biên chế 60 cán bộ công chức. Điều này làm số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này trên địa bàn huyện giảm 18 người, từ 78 người năm 2017 xuống còn 60 người năm 2018.
Như vậy, có thể thấy số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giảm liên tục trong giai đoạn 2016 – 2018 từ 95 người xuống còn 60 người theo đúng hướng dẫn về chính sách tinh giản biên chế và bố trí cán bộ, công chức theo vị trí việc làm của Nhà nước.
4.1.1.2. Số lượng cán bộ công chức theo giới tính tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Cơ cấu theo giới tính cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được thể hiện qua Bảng 4.2:
Bảng 4.2. Cơ cấu cán bộ, công chức theo giới tính tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
STT tiêu Chỉ
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển
(%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Nam 59 62,1 51 65,4 42 70,0 86,4 82,4 84,4 2 Nữ 36 37,9 27 34,6 18 30,0 75,0 66,7 70,7 Tổng 95 100,0 78 100,0 60 100,0 82,1 76,9 79,5 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Năm 2016 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 95 trong đó số cán bộ công chức là nam: 59 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 62,1% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm; số cán bộ, công chức là nữ: 36 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 37,9% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa.
Năm 2017 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 78 trong đó số cán bộ công chức là nam: 51 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 65,4% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện Văn Lâm; số cán bộ, công chức là nữ: 27 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 34,6% tổng số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông của huyện Văn Lâm.
Năm 2018 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 60 trong đó số cán bộ công chức là nam: 42 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 70% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa; số cán bộ, công chức là nữ: 18 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 30% tổng số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa trên địa bàn huyện.
Như vậy có thể thấy cùng với sự giảm đi của tổng số cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện thì số lượng cán bộ công chức theo giới tính giảm dần tương ứng qua từng năm. Tuy nhiên xét về cơ cấu thì ta thấy số lượng cán bộ công chức nam bộ phận này có tỷ lệ tăng dần từ 62,1% năm 2016 lên 64,6% năm 2017 và 70% năm 2018. Số cán bộ công chức nữ tại bộ phận này giảm liên tục từ 37,9% năm 2016 xuống còn 34,6% năm 2017
và còn 30% năm 2018. Như vậy tỷ lệ cán bộ công chức nam tại bộ phận này tăng, tương ứng tỷ lệ cán bộ công chức nữa giảm trong giai đoạn này.
Với chủ trương bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thể của người phụ nữ trong xã hội thì trong thời gian tới UBND Huyện Văn Lâm khi có sự thay đổi nhân sự bộ phận này nên có sự ưu tiên tuyển dụng thay thế CBCC là nữ vào những vị trí trống do nghỉ hưu, chuyển công tác... để nâng tỷ lệ CBCC là nữ trong tổng số CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn Huyện.
4.1.1.3. Số lượng cán bộ công chức theo độ tuổi tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Cơ cấu theo độ tuổi cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được thể hiện qua Bảng 4.3
Bảng 4.3: Cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
STT Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
SL cấu Cơ (%) SL cấu Cơ (%) SL cấu Cơ (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Dưới 30 tuổi 23 24,2 25 32,1 20 33,3 108,7 80,0 93,3 2 Từ 31 tuổi - dưới 50 60 63,2 45 57,7 32 53,3 75,0 71,1 73,0 3 Từ 50 tuổi trở lên 12 12,6 8 10,3 8 13,3 66,7 100,0 81,6 Tổng 95 100,0 78 100,0 60 100,0 82,1 76,9 79,5 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Cơ cấu độ tuổi CBCC là tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ CBCC, đội ngũ CBCC với cơ cấu hợp lý, hài hoà, có tính kế thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ.
Qua số liệu thống kê tại bảng 4.3 cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được trẻ hóa và có cơ cấu tương đối hợp lý:
- Đội ngũ CBCC có độ tuổi dưới 30 tăng nhẹ vào năm 2016 (tăng 2 người với tỷ lệ tăng 8,7%). Năm 2018 số CBCC trong độ tuổi này giảm tương ứng với
mức giảm của tổng số CBCC. Tuy nhiên về cơ cấu số lượng CBCC trẻ tuổi tăng trong giai đoạn này. Từ 24,2% năm 2016 tăng lên 33,3% năm 2018. Đội ngũ CBCC trẻ tuổi này luôn nhạy bén tìm tòi, khám phá, tiếp thu cái mới có nhiều ý tưởng táo bạo, có sức khỏe tốt, làm việc nhiệt tình, có điều kiện để học tập, đào tạo phát triển để thay thế những người đi trước. Đặc biệt khả năng nhanh nhạy về công nghệ tin học vượt trội so với các độ tuổi khác. Đây là ưu điểm rất lớn và rất cần thiết đối với bộ phận một cửa liên thông, sử dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều trong giải quyết công việc. Hạn chế lớn nhất của CBCC trẻ dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm xử lý công việc. Điều này có thể khắc phục được, nếu các cấp quản lý chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, có trình độ chuyên môn cao quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển.
Số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên có xu hướng giảm dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2016, đội ngũ CBCC trong độ tuổi này tại bộ phận một cửa liên thông là 12 người chiếm tỷ trọng 12,6% thì đến năm 2017 và 2018 số CBCC trong độ tuổi này giảm xuống còn 8