3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là những số liệu có sẵn được thu thập trong các báo cáo, tài liệu như sau:
-Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa huyện trên địa bàn huyện Văn Lâm …
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, ngoài số liệu thứ cấp tôi còn thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phương pháp sau:
Một, Phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tượng gồm: - Lãnh đạo cấp huyện (2 người), lãnh đạo cấp xã (22 người)
- Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm gồm: 5 cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện, 11 lãnh đạo các xã, thị trấn, 55 công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông cấp xã.
Tổng cộng 84 lãnh đạo, cán bộ, công chức - 110 người dân (mỗi xã 10 phiếu)
Căn cứ chọn mẫu: Căn cứ các đối tượng có quan hệ chỉ đạo trực tiếp bộ phận một cửa liên thông (lãnh đạo các cấp), tác giả chọn mỗi cấp, mỗi địa phương đại diện 2 người, chọn khảo sát tất cả các cán bộ, công chức làm việc trực tiếp tại bộ phận một cửa liên thông với số mẫu 60 người, mỗi địa phương chọn 10 người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông. Số lượng mẫu chọn đủ lớn và mang tính đại diện, đảm bảo độ tin cậy về kết quả nghiên cứu.
Cơ sở khoa học của chọn mẫu điều tra đảm bảo thống kê: Chọn mẫu:
+ Cán bộ: phương pháp chọn mẫu tổng thể là toàn bộ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
+ Người dân: phương pháp chọn ngẫu nhiên chọn mỗi xã 10 người dân. Cách thức tiến hành: phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp đến từng đối tượng được hỏi.
Hai, phương pháp điều tra thông qua các phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn người dân trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông.
Tổng hợp đối tượng khảo sát thông qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5. Tổng hợp thông tin các đối tượng được khảo sát
Đối tượng thu thập Số lượng Mục đích
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Chủ tịch Huyện + Phó Chủ tịch Huyện)
02
Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông gồm: công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, luân chuyển, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác bố trí và sử dụng, chế độ đãi ngộ cho cán bộ công chức.
Lãnh đạo xã (Chủ tịch xã + Phó chủ tịch xã 22 Cán bộ 1 cửa liên thông
của huyện 5
Cán bộ 1 cửa xã 55
Người dân 110
Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa qua các tiêu chí: năng lực làm việc; tinh thần, trách nhiệm trong công việc; phẩm chất, ý thức, tác phong làm việc; thái độ làm việc, giao tiếp.
- Phương pháp quan sát: bằng quan sát thực tế thấy được tinh thần, thái độ, cách ứng xử với công việc, mối quan hệ giữa các cá nhân, hiệu quả giải quyết công việc ... nói lên chất lượng đội ngũ công chức công chức ở bộ phận 1 cửa cấp xã và cấp huyện.
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN
tiến hành xử lý, tính toán bằng phần mềm excel. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích.
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp chuyên môn của thống kê như phân tích hiện trạng, phân tổ thống kê, phân tích số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, trên cơ sở đó tiến hành so sánh về chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông.
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả thực hiện của bộ phận một cửa, các cơ quan, đơn vị liên quan theo thời gian; Các số trung bình, phần trăm phân tích cho phép phân tích quy mô, cơ cấu nhân lực.
3.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phân tích các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau (theo độ tuổi, học vấn, vị trí công tác, …).
Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian của các vấn đề nghiên cứu… để đánh giá việc triển khai, mức độ tác động, ưu nhược điểm trong phát triển nguồn nhân lực ở điều kiện thực tế. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề.
3.3.3. Phương pháp thang đo Likert
Tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá với các mức như sau: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý
Từ đó tính ra mức điểm bình quân đối với mỗi nhận định để đưa ra kết luận với mức điểm bình quân là 3 điểm.
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả phỏng vấn trực tiếp người dân giải quyết thủ tục hành chính tại các địa phương để đánh giá chất lượng CBCC tại bộ phận một cửa liên thông tại các địa phương trên địa bàn huyện Văn Lâm.
3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng 3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng
- Quan điểm, tiêu chí tuyển dụng.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tuyển dụng. - Khả năng chuyên môn của Hội đồng tuyển dụng. - Tính khách quan trong quá trình tuyển dụng.
3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Số lượng công chức, viên chức được cử đi đào tạo các bậc: Đại học, sau đại học.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày (chương trình ISO, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, tập huấn công nghệ thông tin,...).
3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chế độ đãi ngộ
- Mục tiêu và nguồn lực tác động/ ảnh hưởng về chi phí và con người - Các phương án xây dựng đề xuất cho chế độ đãi ngộ, lương thưởng ... đối với công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông của huyện và của các xã, thị trấn.
3.4.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông liên thông
- Tiêu chí về phẩm chất
+ Chỉ tiêu 1: Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao.
+ Chỉ tiêu 2: Ý thức kỷ luật, chấp hành sự điều động, phân công của cấp trên. + Chỉ tiêu 3: Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
+ Chỉ tiêu 4: Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Tiêu chí về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Chỉ tiêu 1: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ được giao. + Chỉ tiêu 2: Khả năng làm việc
+ Chỉ tiêu 3: Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tiêu chí về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Chỉ tiêu 1: Trình độ học vấn.
+ Chỉ tiêu 2: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. + Chỉ tiêu 3: Trình độ ngoại ngữ.
+ Chỉ tiêu 4: Trình độ tin học.
- Tiêu chí về sự khác biệt của công chức ở bộ phận một cửa liên thông với các công chức khác:
+ Trình độ + Năng Lực + Kỹ năng + Thái bộ
- Tiêu chí xác định kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp ở bộ phận một cửa liên thông:
+ Lĩnh vực Địa chính xây dựng, TNMT, VPĐKQSD đất: Kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, tiếp xúc với công dân; kỹ năng phối hợp và xử lý công việc với các bộ phận khác; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai, bổ sung hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân; kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dùng... thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn.
+ Lĩnh vực tư pháp hộ tịch: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng thu thập xử lý thông tin; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai hồ sơ; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng sử dụng phần mềm, thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn
+ Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; kỹ năng hướng dẫn chuẩn bị, kê khai hồ sơ, thời hạn trả kết quả đúng hẹn.
+ Lĩnh vực khác: kỹ năng giải quyết tình huống và xử lý công việc thời hạn trả kết quả đúng hẹn; khả năng am hiểu về lĩnh vực phụ trách.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm huyện Văn Lâm
4.1.1.1. Số lượng cán bộ công chức theo vị trí việc làm tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của Huyện và ở các xã, thị trấn giai đoạn 2016-2018 đươc thể hiện qua bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
STT Vị trí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Trưởng bộ phận 12 12 12 100,0 100,0 100,0 2 Lĩnh vực Tư pháp 24 15 12 62,5 80,0 70,7 3 Lĩnh vực Địa chính-XD, tài nguyên môi trường, kinh tế hạ tầng
14 16 12 114,3 75,0 92,6
4 Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH 20 16 12 80,0 75,0 77,5
5
Lĩnh vực khác (thống kê, hạ tầng, công thương, tài chính, Giáo dục, …)
25 19 12 76,0 63,2 69,3
Tổng 95 78 60 82,1 76,9 79,5
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 ta thấy, toàn huyện tính đến thời điểm tháng 12/2018 có 60 cán bộ, công chức, sắp xếp cơ bản đầy đủ theo từng lĩnh vực chuyên môn và vị trí công tác gồm các lĩnh vực như lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực Địa chính- XD, tài nguyên môi trường, kinh tế hạ tầng, Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH, Lĩnh vực khác (thống kê, hạ tầng, công thương, tài chính, Giáo dục, …).
95 78 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng cán bộ công chức bộ phận liên thông một cửa giai đoạn 2016-2018
Số người
Biểu đồ 4.1. Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Xét về số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông có chiều hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2016 số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này trên địa bàn toàn huyện là 95 công chức thì đến năm 2017 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tăng lên đáng kể là 78 giảm 17 cán bộ công chức. Năm 2018 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tiếp tục giảm còn 60 người trên địa bàn toàn huyện. Qua bảng thống kê thấy rõ sự thay đổi không chỉ ở tổng số lượng cán bộ công chức giảm mà thay đổi cả từng vị trí công tác trong đó có lĩnh vực năm 2016, 2017 do 1-2 người đảm nhiệm tùy từng địa bàn thì sang năm 2018, mỗi lĩnh vực chỉ do 1 người đảm nhiệm. Nguyên nhân từ khi Nhà nước triển khai Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các địa phương trong đó có huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng triển khai với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Các địa phương đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng phòng làm việc và mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện về cơ bản đã có phòng làm việc khang trang, có chỗ cho cá nhân, tổ chức tới giao dịch công việc, được trang bị máy tính, máy photocopy. Tỉnh Hưng Yên đã bố trí nguồn kinh phí cho cấp xã để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây mới phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị. Đến nay bộ phận một cửa liên thông tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm đã có văn phòng khang trang, rộng rãi với đầy đầy đủ trang thiết bị cần thiết với chỗ ngồi, ghế chờ cho người dân đến làm việc. Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được lựa chọn cơ bản là những người có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời được tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận này. Về số lượng đội ngũ cán bộ công chức bộ phận này từ trước năm 2018 sẽ bố trí phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc trên từng địa bàn. Tuy nhiên khi nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế ngày 20/11/2014 được triển khai, các địa phương tiến hành rà soát cán bộ công chức các bộ phận theo vị trí việc làm. Vì vậy số lượng cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, huyện nói chung, tại bộ phận một cửa liên thông nói riêng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2017 giảm 17 người so với năm 2016. Sang năm 2018, tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND Quy định số lượng và mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên quy định rõ, bộ phận một cửa liên thông tại mỗi cấp, mỗi địa phương được biên chế 5 cán bộ, công chức. Vì vậy sang năm 2018, huyện Văn Lâm với 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn và một