phận một cửa tại huyện Văn Lâm
Có giải pháp đồng bộ về quản lý, đánh giá cán bộ, người lao động; cải cách tiền lương và các cơ chế khuyến khích người lao động và đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực.
Chuẩn hóa các chức danh công chức đặc biệt là công chưc làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông.
Rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế, cho nghỉ chờ chế độ đối với những công chức không đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, ưu tiên tuyển chọn những công chức có trình độ Đại học về làm việc tại các xã. Kiên quyết chấn chỉnh, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ, đồng thời bố trí đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong đó, tập trung ưu tiên bố trí các công chức có trình độ cao đảm nhận vai trò phụ trách lĩnh vực tại bộ phận một cửa liên thông.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao, kỹ năng xử lý tình huống …. Xây dựng và tập hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao, trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết và có kỹ năng giao tiếp, phương pháp và thái độ phục vụ tốt.
Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa liên thông.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Về vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm
Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2014)
Huyện Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về phía Bắc, phía Tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, phía Tây Nam giáp huyện Văn Giang, phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối), phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã và 01 thị trấn) và được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội.
- Đặc điểm địa hình: Văn Lâm có địa hình bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ đốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình từ 3-4 mét. Với địa hình như vậy, huyện Văn Lâm có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển công nghiệp.
- Khí hậu: : Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5- tháng 10, nhiệt độ giao độngtừ 25-280c , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ từ 15-210c. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1176 mm, độ ẩm trung bình 80%. Điều kiện khí hậu thủy văn của huyện Văn Lâm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Nguồn nước
Huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có khả năng khai thác 100.000m3/ngày, qua phân tích hàm lượng nước có 43 chất đảm bảo cho khai thác sử dụng, đáp ứng công suất nhà máy nước khoảng 100 triệu lít/năm.
* Về đất đai
Huyện Văn Lâm có tổng diện tích tự nhiên: 7.523,99 ha, thống kê đất đai theo mục đích sử dụng năm 2018 của Huyện được nêu trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thống kê đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Văn Lâm năm 2018
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.523,99 100 1 Đất nông nghiệp 4.040,24 53,69 Trong đó: 1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.261,79 80,73 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 205,56 5,09 1.3 Đất nông nghiệp khác 179,01 4,43
2 Đất phi nông nghiệp 3.464,73 46,05
Trong đó:
2.1 Đất ở 841,46 24,29
2.2 Đất chuyên dùng 2. 227,87 64,30
3 Đất chưa sử dụng 19,02 0,26
Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2018)
Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 4.040,24 ha (53,69%), diện tích đất phi nông nghiệp là 3.464,73 ha (46,05%). Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm có xu hướng giảm, nhường chỗ cho đất ở và đất thương mại dịch vụ đang ngày càng phát triển.
- Kết cấu hạ tầng:
Cấp điện: Các tuyến đường dây tải điện và các trạm biến áp trung và hạ thế trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cấp đến nay 100% số hộ nông thôn đã có điện. Cấp nước: đến nay 92% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh.
Giao thông vận tải: Văn Lâm có quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy từ đông sang tây, hai trục giao thông này là điều kiện thuận lợi để Văn Lâm có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Hệ thống cầu đường chính trên địa bàn đã cơ bản được đầu tư, cải tạo. Đường giao thông nông thôn được quan tâm xây dựng, cải tạo các tuyến đường trục xã, cứng hóa trục đường thôn.
Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển, phát huy tốt tác dụng của các điểm bưu điện văn hóa xã. 100% các thôn trong huyện đã có mạng lưới điện thoại.
* Tiềm năng du lịch:
Văn Lâm là vùng đất giàu tình văn hiến- văn hóa – anh hùng, chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Kinh Bắc, có nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh tầm cỡ vùng, quốc gia như: Chùa Nôm, Cầu Đá, Chùa Thái Lạc, đền Nguyên Phi Ỷ Lan, …hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
- Dân số - lao động
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2018
TT Đơn vị hành chính (người) Dân số Lao động (người)
1 Xã Tân Quang 13.034 7.355 2 Xã Đình Dù 8.235 4.188 3 Xã Trưng Trắc 11.871 7.538 4 Xã Lạc Hồng 8.972 4.563 5 Xã Lạc Đạo 15.055 8.424 6 Xã Chỉ Đạo 8.592 4.293 7 Xã Đại Đồng 9.801 5.273 8 Xã Việt Hưng 8.737 4.696 9 Xã Minh Hải 10.171 6.723 10 Xã Lương Tài 8.684 4.827 11 Thị trấn Như quỳnh 17.652 10.021 Tổng: 120.804 67.901
Tổng dân số của huyện Văn Lâm năm 2018 là 120.804 người được phân bổ tại 11 xã, thị trấn. Trong đó một số xã có số dân đông như thị trấn Như Quỳnh (17.652 người), xã Tân Quang 913.034 người), xã Lạc Đạo (15.055 người), những địa phương còn lại có số dân trung bình từ 8000 -10.000 dân. Như vậy nhìn chung dân số được phân bố khá đồng đều tại các địa phương. Số lao động tại mỗi địa phương tương ứng với sự phân bố về dân số.
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm (năm 2016 – 2018)
STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Người 59.150 62.406 67.901
-
Lao động nông, lâm, thủy sản Người 16.918 16.224 16.170
Tỷ trọng % 28,6 26,0 23,8
-
Lao động công nghiệp, xây dựng Người 32.906 36.025 39.563
Tỷ trọng % 55,6 57,7 58,3
-
Lao động dịch vụ Người 9.326 10.157 12.168
Tỷ trọng % 15,8 16,3 17,9
Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2016, 2017, 2018)
Bảng 3.3. cho thấy lao động tập trung tại các ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao qua các năm và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2016 trong tổng số 59.150 lao động thì có tới 32.906 lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 55,6%, năm 2017 số lao động làm trong lĩnh vực nàu tăng lên 36.025 người chiếm 57,7%, năm 2018 là 39.563 người chiếm 58,3%. Số lao động làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ tương đối (23,8 đến 28,6%) và có xu hướng giảm về tỷ trọng. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên có xu hướng tăng lên về cơ cấu. Qua đó cho thấy lao động trên địa bàn huyện lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng về tỷ trọng, lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần về tỷ trọng. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Về cơ cấu kinh tế
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
Tốc độ PTBQ
(%)
I Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷ đồng 38.937 44.593 50.817 114,24
1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 1.052 1.055 1.059 100,33
2 CN, TTCN, XD Tỷ đồng 36.993 41.928 47.935 113,83
3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 892 1.610 1.823 142,96
II Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
1 Nông, lâm, thủy sản % 6,65 5,96 5,70
2 CN, TTCN, XD % 80,98 82,33 81,72
3 Thương mại, dịch vụ % 12,37 11,71 12,58
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2016, 2017, 2018)
Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó thị trấn Như Quỳnh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 50.817 tỷ đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông- lâm -thủy sản; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ năm 2016 là 5,96% - 82,33% - 11,71%, năm 2017 là 5,7% - 81,72% - 12,58%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 ước đạt 7% (theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều). Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng/năm (nội huyện đạt 23,2 triệu đồng/năm).
(UBND huyện Văn Lâm, 2018)
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp 3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là những số liệu có sẵn được thu thập trong các báo cáo, tài liệu như sau:
-Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa huyện trên địa bàn huyện Văn Lâm …
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, ngoài số liệu thứ cấp tôi còn thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phương pháp sau:
Một, Phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tượng gồm: - Lãnh đạo cấp huyện (2 người), lãnh đạo cấp xã (22 người)
- Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm gồm: 5 cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện, 11 lãnh đạo các xã, thị trấn, 55 công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông cấp xã.
Tổng cộng 84 lãnh đạo, cán bộ, công chức - 110 người dân (mỗi xã 10 phiếu)
Căn cứ chọn mẫu: Căn cứ các đối tượng có quan hệ chỉ đạo trực tiếp bộ phận một cửa liên thông (lãnh đạo các cấp), tác giả chọn mỗi cấp, mỗi địa phương đại diện 2 người, chọn khảo sát tất cả các cán bộ, công chức làm việc trực tiếp tại bộ phận một cửa liên thông với số mẫu 60 người, mỗi địa phương chọn 10 người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông. Số lượng mẫu chọn đủ lớn và mang tính đại diện, đảm bảo độ tin cậy về kết quả nghiên cứu.
Cơ sở khoa học của chọn mẫu điều tra đảm bảo thống kê: Chọn mẫu:
+ Cán bộ: phương pháp chọn mẫu tổng thể là toàn bộ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
+ Người dân: phương pháp chọn ngẫu nhiên chọn mỗi xã 10 người dân. Cách thức tiến hành: phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp đến từng đối tượng được hỏi.
Hai, phương pháp điều tra thông qua các phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn người dân trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông.
Tổng hợp đối tượng khảo sát thông qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5. Tổng hợp thông tin các đối tượng được khảo sát
Đối tượng thu thập Số lượng Mục đích
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Chủ tịch Huyện + Phó Chủ tịch Huyện)
02
Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông gồm: công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, luân chuyển, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác bố trí và sử dụng, chế độ đãi ngộ cho cán bộ công chức.
Lãnh đạo xã (Chủ tịch xã + Phó chủ tịch xã 22 Cán bộ 1 cửa liên thông
của huyện 5
Cán bộ 1 cửa xã 55
Người dân 110
Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa qua các tiêu chí: năng lực làm việc; tinh thần, trách nhiệm trong công việc; phẩm chất, ý thức, tác phong làm việc; thái độ làm việc, giao tiếp.
- Phương pháp quan sát: bằng quan sát thực tế thấy được tinh thần, thái độ, cách ứng xử với công việc, mối quan hệ giữa các cá nhân, hiệu quả giải quyết công việc ... nói lên chất lượng đội ngũ công chức công chức ở bộ phận 1 cửa cấp xã và cấp huyện.
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN
tiến hành xử lý, tính toán bằng phần mềm excel. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích.
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp chuyên môn của thống kê như phân tích hiện trạng, phân tổ thống kê, phân tích số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, trên cơ sở đó tiến hành so sánh về chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông.
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả thực hiện của bộ phận một cửa, các cơ quan, đơn vị liên quan theo thời gian; Các số trung bình, phần trăm phân tích cho phép phân tích quy mô, cơ cấu nhân lực.
3.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phân tích các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau (theo độ tuổi, học vấn, vị trí công tác, …).
Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian của các vấn đề nghiên cứu… để đánh giá việc triển khai, mức độ tác động, ưu nhược điểm trong phát triển nguồn nhân lực ở điều kiện thực tế. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề.
3.3.3. Phương pháp thang đo Likert
Tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá với các mức như sau: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý
Từ đó tính ra mức điểm bình quân đối với mỗi nhận định để đưa ra kết luận với mức điểm bình quân là 3 điểm.
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả phỏng vấn trực tiếp người dân giải quyết thủ tục hành chính tại các