Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cánbộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 77 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cánbộ công chức tại bộ

4.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cánbộ, công chức

Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công

chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chun nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Đứng trước yêu cầu của nền hành chính cơng vụ hiện đại, đứng trước trực trạng đội ngũ CBCC nói chung, CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng cịn nhiều hạn chế về trình độ chuyên mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp,..., các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Văn Lâm ý thức được cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại bộ phận này.

Đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực tại bộ phận một cửa liên thơng của từng địa phương.

Hình thức đào tạo áp dụng đối với CBCC tại bộ phận này gồm chủ yếu hai hình thức:

Một là đào tạo trong công việc: Hướng dẫn, kèm cặp chỉ bảo ngay trong lúc làm việc. Người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm sẽ kèm cặp chỉ bảo người mới, còn ít kinh nghiệm bằng cách vừa làm vừa học, vừa nghe chỉ dẫn, vừa quan sát, vừa làm theo. Cách đào tạo này mang lại hiệu quả cao vì có ưu điểm là đơn giản, dễ tổ chức lại có thể đào tạo nhiều người cùng lúc, gần như không tốn chi phí. Tuy nhiên cách đào tạo này vẫn có hạn chế là thường những người hướng dẫn có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng đa phần khơng có chun mơn về sư phạm nên trong q trình hướng dẫn thì khơng theo trình tự nhất định, khơng có phương pháp để truyền đạt đến người học hết những điều cần hướng dẫn. Cách đào tạo này thường được áp dụng với CBCC mới được tuyển dụng và CBCC với được luân chuyển, điều chuyển về.

Hai là đào tạo ngồi cơng việc: cử ln phiên CBCC đi tham dự các lớp bồi dưỡng kỹ năng như Kỹ năng quan hệ công chúng, Kỹ năng giao tiếp trong cơng sở và bồi dưỡng đạo đức, văn hóa cơng sở, Kỹ năng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay cải cách hành chín…; các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật như Nâng cao năng lực thực hiện cơ chế một cửa, Ứng dụng Công nghệ thơng tin trong cải cách hành chính nhà nước …các lớp tập huấn như: tập

huấn về cải cách hành chính nhà nước; tập huấn sử dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung 3 cấp cho cán bộ công chức, bộ phận tiếp nhận một cửa của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập huấn về nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; ...

Ba là, tự đào tạo: các cơ quan, đơn vị động viên các CBCC cơ quan mình tích cực tự học, tự đào tạo về tin học văn phòng, ngoại ngữ, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị…để nâng cao trình độ bản thân, đáp ứng được yêu cầu của CBCC góp phần làm hiện đại nền hành chính cơng vụ.

Để đánh giá cơng tác đào tạo CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tác giả tiến hành điều tra thông qua khảo sát, thu được kết quả tại Bảng 4.18 sau:

Bảng 4.18. Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của Bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm

TT Tiêu chí Mức đánh giá Bình quân

(Điểm)

1 2 3 4 5

1 Ông/bà nhận thấy bản thân đủ kỹ năng, chuyên môn để thực hiện tốt công việc

10 11 14 35 14 3,38

2 Ơng/bà có mong muốn tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của cơ quan, đơn vị

3 6 10 47 18 3,85

3 Ông/bà được tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

6 14 16 36 12 3,40

4 Ông/bà nhận thấy các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đạt hiệu quả cao 14 27 25 11 7 2,64

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019) Qua điều tra, cho thấy một bộ phận khơng nhỏ CBCC cịn thấy bản thân chưa đầy đủ kỹ năng và chuyên môn để thực hiện tốt công viên. Phần lớn CBCC được hỏi đều mong muốn được đào tạo bồi dưỡng, ý kiến này được đánh giá 3,85 điểm. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện về cơ bản đã tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đào tạo cho CBCC của đơn vị mình, ý kiến đánh giá đạt điểm trung bình 3,4. Tuy nhiên về nội dung và hiệu quả đào tạo chưa được đánh giá cao. Ý kiến đánh giá “Ông/bà nhận thấy các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đạt hiệu quả cao” chỉ đạt 2,45 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)