Công tác quy hoạch cánbộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 71 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cánbộ công chức tại bộ

4.2.1. Công tác quy hoạch cánbộ, công chức

Cơng tác hoạch định nhân lực đóng vai trị quan trọng, giúp các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Văn Lâm định hướng được phương hướng trong công tác quy hoạch cán bộ công chức, bảo đảm đội ngũ cán bộ, cơng chức viên chức kế cận có chất lượng, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc và nhiệm vụ được giao. Thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Văn Lâm đã đã tích cực chủ động trong cơng tác quy hoạch cán bộ công chức đáp ứng u cầu của nền hành chính cơng vụ hiện đại. Do đó cơng tác quy hoạch cán bộ cơng chức được đề cao và thực hiện sâu sát trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.

Công tác quy hoạch nguồn cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông gồm các bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu cán bộ công chức cần quy hoạch tại mỗi địa phương Xác định nhu cầu cán bộ công chức cần quy hoạch tại mỗi địa phương căn cứ vào định hướng phát triển số lượng cán bộ công chức trong từng giai đoạn của từng địa phương, căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu, căn cứ vào kế hoạch luân chuyển điều động cán bộ công chức của các địa phương, căn cứ vào nhu cầu về nhân lực tại mỗi bộ phận tại bộ phận một cửa liên thông, mỗi bộ phận sẽ tự xem xét đề xuất nhân lực dựa vào tình hình hoạt động của bộ phận mình.

Bước 2: Đánh giá chất lượng, số lượng nguồn nhân lực hiện tại

Mỗi địa phương tự đánh giá chất lượng, số lượng nguồn cán bộ công chức hiện tại qua nhiều tiêu chí như số lượng, trình độ chun mơn, tuổi tác, thâm niên nghề nghiệp, cơ cấu giới tính để xem nguồn nhân lực hiện tại có những hạn chế, có những ưu điểm gì với tình hình hoạt động, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương trong thời gian tới.

Bước 3: Xây dựng quy hoạch cán bộ công chức

Trên cơ sở đánh giá chất lượng và số lượng cán bộ công chức hiện tại của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương, đối chiếu với nhu cầu nhân lực trong thời gian tới, mỗi địa phương xác định được sự chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực. Sự chênh lệch phát sinh do một số nguyên nhân như: Thừa biên chế trong một số công việc, lĩnh vực; Thiếu biên chế trong một số công việc, lĩnh vực; Một số công việc, lĩnh vực địi hỏi trình độ, năng lực cao hơn hiện tại, địi hỏi trình độ, năng lực mới; Phát sinh thêm một số công việc, lĩnh vực mới; Mất đi một số cơng việc, lĩnh vực mới...Từ đó xây dựng kế hoạch về CBCC. Kế hoạch về CBCC bao gồm quy hoạch về số lượng và chất lượng CBCC trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ nhất, quy hoạch về chất lượng nhân lực của bộ phận một cửa liên thông: Thông qua tuyển dụng, điều chuyển, luân chuyển công tác CBCC có chất lượng cao, phù hợp với quy hoạch gia tăng về mặt chất lượng CBCC, kế hoạch đào tạo của Huyện trong tương lai đối với cả đội ngũ CBCC hiện tại và CBCC tuyển mới, được điều chuyển đến.

Thứ hai, quy hoạch về số lượng cán bộ, công chức

Thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức, Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế ngày 20/11/2014 nên quy hoạch về số lượng cán bộ công chức trên địa bàn huyện Văn Lâm nói chung, tại bộ phận một cửa liên thơng trên địa bàn Huyện nói riêng đều có sự điều chỉnh giảm về số lượng qua các năm.

Tổng hợp quy hoạch về số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 4.14 sau:

Bảng 4.14. Quy hoạch số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018

STT Vị trí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1 Trưởng bộ phận 12 12 12 100,0 100,0 100,0 2 Lĩnh vực Tư pháp 24 18 12 75,0 66,7 70,7 3 Lĩnh vực Địa chính-XD, TNMT, VP đăng ký QSDĐ 12 12 12 100,0 100,0 100,0 4 Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH 24 18 12 75,0 66,7 70,7 5 Lĩnh vực khác (thống kê, hạ tầng, cơng thương, tài chính, Giáo dục, …)

24 18 12 75,0 66,7 70,7

Tổng 96 78 60 81,3 76,9 79,1

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm

Theo quy hoạch mỗi bộ phận một cửa liên thơng tại mỗi cấp chính quyền tại mỗi địa phương gồm 1 Trưởng bộ phận, Số công chức phụ trách mỗi lĩnh vực giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2016, lĩnh vực Địa chính được quy hoạch mỗi địa phương gồm 1 người, các lĩnh vực cịn lại, bình qn mỗi địa phương 2 người phụ trác. Sang năm 2017, lĩnh vực địa chính giữ nguyên 1 người/ 1 địa phương, các lĩnh vực cịn lại giảm dần từ bình qn 2 người/ địa phương xuống cịn 1,5 người/ địa phương, tùy vào số quy mơ dân số của từng địa phương mà các lĩnh vực này bố trí từ 1-2 cán bộ phụ trách. Sang năm 2018, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND đã thống nhất về số lượng CBCC phụ trách bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương là 5 người, tương ứng mỗi lĩnh vực do 1 công chức phụ trách. Việc quy hoạch số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này qua các năm hoàn toàn phù hợp với xu thế tinh giản biên chế đối với bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, quy hoạch về cán bộ lãnh đạo, quản lý

Giai đoạn 2016-2018, việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý tại bộ phận một cửa liên thông tại các địa phương đã bám sát với tình hình thực tiễn. Thực hiện thông qua công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, luân chuyển thường

xuyên, bố trí cán bộ phù hợp với quy hoạch chung trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và cán bộ dự nguồn. Huyện Văn Lâm nhận thức sâu sắc việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là kế hoạch tổng thể cần được thực hiện trong nhiều năm; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải là những người có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đặc biệt quan tâm đến những cán bộ trẻ có đào tạo đúng ngành nghề, có thành tích xuất sắc, cán bộ nữ, điều kiện hồn cảnh gia đình...”.

Cơng tác quy hoạch của đơn vị được thực hiện với phương châm quy hoạch “mở” và “động”. Quy hoạch “mở” là một chức danh được quy hoạch một số người có đầy đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhận cơng việc khơng bó hẹp trong phạm vi từng đơn vị, một vị trí có thể được quy hoạch nhiều người từ các đơn vị hoặc bộ phận khác nhau. Quy hoạch “động” là thường xuyên tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch theo năm, theo kỳ hoặc rà soát bổ sung tức thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vị trí nhân sự; đồng thời sàng loại những cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ sung những cán bộ có đủ điều kiện đảm nhiệm cơng việc thay thế. Quy hoạch chức danh Trưởng bộ phận của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương ổn định qua các năm, cụ thể ở mức 2 người/ vị trí trưởng bộ phận. Như vậy tổng số cán bộ được quy hoạch vào chức danh trưởng bộ phận tại bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương là 24 người và ổn định qua các năm. Đây là cơ sở để cử cán bộ học tập, bồi dưỡng trong giai đoạn này.

Bảng 4.15. Đánh giá về công tác quy hoạch nhân lực tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm

TT Tiêu chí Mức đánh giá bình quân Điểm

điểm)

1 2 3 4 5

1 Công tác quy hoạch nhân lực được tổ chức khoa học 3 12 21 41 7 3,44

2 Công tác quy hoạch nhân lực thực hiện theo đúng quy trình 0 2 16 48 18 3,98

3

Công tác quy hoạch nhân lực dựa trên nhiều tiêu chí: quy mơ số lượng, chất lượng, cơ cấu độ tuổi, thâm niên

16 36 17 9 6 2,44

4 Công tác quy hoạch nhân lực gắn với nhu cầu nhân lực thực tế

11 24 22 20 7 2,86

Để đánh giá công tác quy hoạch cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 4.15.

Qua điều tra ta thấy Công tác quy hoạch nhân lực được tổ chức khoa học và đúng quy trình được đánh giá cao đạt điểm trung bình lần lượt 3,44 và 3,98. Tuy nhiên cơng tác quy hoạch cịn nhiều hạn chế, chưa dựa trên nhiều tiêu chí và nhiều trường hợp được quy hoạch không gắn với nhu cầu thực tế, thể hiện tại mức điểm đánh giá trung bình chỉ đạt 2,44 và 2,86.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)