Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 46)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Năm 2017, kinh tế Bắc Ninh đã đạt được những kết quả rất đỗi vui mừng. GRDP có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 19,1%, chiếm hơn 3% GDP cả nước; cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm 74,4%, dịch vụ chiếm 22,7%, nông lâm nghiệp chỉ còn 2,9%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, là cơ hội để các ngân hàng phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng và đầu tư vào nền kinh tế. Cụ thể:

Công nghiệp tiếp tục duy trì vị trí độc tôn quyết định sự tăng trưởng (GTSX tăng 38,4% so năm trước), quy mô được mở rộng do có thêm những dự án mới,vốn đầu tư lớn đi vào sản xuất là động lực đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng cao; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh địa phương tăng trưởng rõ rệt.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 đạt 969 nghìn tỷ đồng,vượt kế hoạch 33%. Doanh nghiệp Việt có sự chuyển biến tích cực,chủ động trong việc tham gia chuỗi giá trị từ doanh nghiệp FDI mang đến.

Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp (bao gồm sản xuất công nghiệp, năng lượng, kỹ thuật an toàn và môi trường, hoạt động khuyến công, TKNL&SXSH) là rất cụ thể và thiết thực: Đã hoàn thiện quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp đến năm 2020 và 2021-2025, xác định rõ 3 lĩnh vực trọng điểm là: Điện tử, cơ khí chính xác và chế biến thực phẩm, đồ uống công nghệ cao (lĩnh vực này chiếm tới 92% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh); Đã dự thảo xây dựng chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 3 lĩnh vực trọng điểm nhằm tăng tỷ lệ thay thế nhập khẩu và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuần Việt tham gia chuỗi giá trị FDI; Quy hoạch điện lực phát triển giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến 2030 -2035 được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện ngay với chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng các tình huống mở rộng đầu tư sản xuất công nghiệp và yêu cầu phát triển đô thị với mức tăng trưởng cao nhất; Dự án phòng ngừa sự cố hoá chất đang được triển khai và hoàn thiện làm nền tảng giảm thiểu tác hại và tăng biện pháp an toàn,nâng cao ý thức sử dụng an toàn hoá chất với môi trường sản xuất, môi trường sống; Hoạt động khuyến công tranh thủ sự giúp đỡ của công ty SamSung, đã chuyển vào trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt thực hành cải tiến, đổi mới theo các tiêu chuẩn ra nhập hệ thống các nhà cung cấp đa quốc gia; Hoạt động TKNL &SXSH chưa có yếu tố mới, cần có những đề xuất thực tế và thiết thực hơn. Hoạt động công nghiệp khá rõ cả về định hướng và mục tiêu, nhưng rất cần tăng năng lực cho doanh nghiệp Việt cả về quy mô và chất lượng.

Thương mại dịch vụ có bước tiến bộ rõ rệt, đạt tăng trưởng mức hai con số; kim ngạch xuất khẩu đạt 29,85 tỷ USD, tăng 30,7% và chiếm tới 14,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 49,4 ngàn tỷ đồng, tăng 15,2%. Các yếu tố tạo bước phát triển “đột phá” đã và đang được hiện hữu hình thành mở rộng cả về thể chế, thiết chế hạ tầng và thị trường hàng hoá. Các hình thức phân phối, bán lẻ, dịch vụ đa dạng và các hình thức quản trị và phục vụ được ứng dụng công nghệ mới thuận tiện hơn, lịch sự và văn minh hơn. Hoạt động quản lý thị trường khá tích cực, thực hiện gần 3000 vụ kiểm tra, xử lý 1.419 vụ (đáng chú ý sử phạt hàng vận chuyển nhập lậu tăng 14%, an toàn thực phẩm (ATTP) tăng 129%, vi phạm trong kinh doanh tăng 17,4%); Thông qua xử phạt nộp ngân sách gần 13 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Những tiến bộ đó được tác động từ hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: Đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 09/2017 đảm bảo kinh phí hoạt động BCĐ389, QĐ số 22/2017 về phân cấp quản lý ATTP thuộc trách nhiệm ngành Công thương cho UBND các huyện, thị, thành phố; Ban hành Quy chế phối hợp quản lý bán hàng đa cấp; triển khai các quy hoạch: Quy hoạch điều chỉnh phát triển thương mại với các tiêu chí tạo ra bước phát triển “đột phá” trong dịch vụ thương mại; thực hiện các đề án, dự án: phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, mô hình điểm chợ ATTP cũng đã được thực hiện bước đầu; Hoạt động xúc tiến thương mại đã bám sát quy chế quản lý, tổ chức hội chợ cũng hướng vào quảng bá cho công nghiệp hỗ trợ, đưa sàn giao dịch thương mại điện tử vào hoạt động thử nghiệm. Các hoạt động đó tuy chưa tạo hiệu ứng lan tỏa rộng, nhưng đã cho một cách nhìn mới về tính chủ động trong hoạt động quản lý nhà nước định hướng các doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu. Do vậy, trong lĩnh vực thương mại, cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn nữa để có những đề xuất về giải pháp và chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển theo tinh thần Nghị quyết 09 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIX.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra (bao gồm hoạt động của quản lý thị trường, thanh tra Sở, các phòng chuyên môn) được đổi mới và nâng cao chất lượng: Là năm đầu tiên thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra mỗi doanh nghiệp chỉ 1 lần/ năm, không trùng lắp, phối hợp nhiều nội dung trong một cuộc; nội dung kiểm tra,thanh tra cụ thể hơn, kết luận và phát hiện vấn đề rõ hơn, thực chất hơn. Tuy nhiên, chất lượng và nghiệp vụ còn chưa cao, còn mang tính hình

thức, làm theo số lượng vụ việc, chưa giúp phát hiện sâu vấn đề, để đề nghị sửa đổi quy định hoặc đề xuất xây dựng chính sách... chưa phát hiện nhân tố tích cực hoặc chưa đủ tầm phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần điều tra, truy tố.

Hoạt động công sở theo tiêu chí “ văn hoá, sạch đẹp và lịch sự” có bước tiến bộ đáng kể: Các quy chế nội bộ được rà soát, bổ sung và hoàn thiện (cần tiếp tục được hoàn chỉnh thành hệ thống trong thời gian tới) gắn với công tác cải cách hành chính, rút ngắn quy trình giải quyết hồ sơ công việc; tính chủ động của các bộ phận nghiệp vụ và trách nhiệm cá nhân công chức, viên chức, người lao động được xác lập rõ ràng hơn; vị trí công việc bước đầu được định hình làm cơ sở phân công thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp hơn; công tác điều hành,điều phối hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý thể hiện năng lực khá rõ nét thông qua kết quả và chất lượng sản phẩm cuối cùng; công tác kiểm tra, thanh tra công vụ thường xuyên và đi vào nề nếp; Đời sống tinh thần của cán bộ được cải thiện, nội bộ đoàn kết;vị thế tập thể được khẳng định, các mối quan hệ ngang, dọc được phối hợp và thiết lập chặt chẽ hơn, bình đẳng hơn; quản lý tài sản,kiểm soát chi tiêu,điều hành kế hoạch định mức, thanh quyết toán, các chế độ thanh toán khá kịp thời, tiết kiệm, điều phối hoạt động lập, triển khai các đề án, dự án khá chủ động và nhịp nhàng; công tác văn phòng có chuyển biến, nhưng vẫn chậm nhất là trong khâu chủ động tham mưu, bao quát và đôn đốc các hoạt động nghiệp vụ, kế hoạch, báo cáo, thông tin, hiệp đồng các hoạt động công sở, phối hợp với công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV.

Hiện nay, Bắc Ninh có 1.153.600 người. Trong đó dân cư nông thôn chiếm 72,4% , dân số thành thị chiếm 27,6%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn. Với dân số như vậy, đây chính là thị trường tiểm năng của ngân hàng

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, với hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)