Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 106)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp marketing thu hút khách hàng FD

4.2.2. Yếu tố bên ngoài

4.2.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước

- Quy định, chính sách pháp luật áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI: Một trong những mối quan tâm của các doanh nghiệp FDI là chính sách đầu tư của Việt Nam đối với khu vực kinh tế này. Sự thay đổi trong các chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài, về hoạt động của doanh nghiệp FDI và các ưu đãi đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp FDI. Môi trường pháp lý thường xuyên có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến quyết định mở rộng phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ ngần ngại hơn khi tiến hành các phương án mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện các phương án trên cũng thu hẹp lại.

Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa đồng nhất về: luật nhà ở, luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng, các quy định, Thông tư hướng dẫn của các Sở, ban ngành còn chồng chéo gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp khi thực thi các chính sách pháp luật.

- Công tác quản lý vĩ mô nhà nước:

Công tác quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn một số bất cập, nhất là quản lý của các địa phương chưa chặt chẽ trong các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, hạch toán kế toán, kinh doanh, quản lý chi phí sản xuất, dẫn đến không ít các doanh nghiệp FDI báo cáo lãi, lỗ không chính xác.

- Vấn đề cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan:

Các doanh nghiệp FDI rất muốn sản xuất kinh doanh lâu dài tại Việt Nam xong có một yếu tố làm nản lòng các chủ đầu tư đó là vấn đề cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đây chính là hai vướng mắc lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp FDI gặp phải.

Thủ tục xuất, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay quá rườm rà. Thêm vào đó là sự trì trệ và cứng nhắc trong thủ tục cùng cách xử lý của các cơ quan liên quan mà điển hình là ngành thuế và hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.

Sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, thiếu nhân lực chất lượng cao và sự chậm trễ trong giải quyết công việc … khiến cho nhiều dự án phải tạm dừng triển khai hoặc đang triển khai phải chậm lại. Các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự hài lòng về vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, xử lý các tranh chấp và tham nhũng của cán bộ thuộc một số cơ quan công quyền quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2.2.2. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh

Trong thời gian gần đây, Bắc Ninh được coi là điểm sáng của cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2017, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt xa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, trong đó có dự án 2,5 tỷ USD của Samsung Display Việt Nam. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng để các ngân hàng hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng và gia tăng lợi nhuận.

a. Các thuận lợi

Bắc Ninh đã có những chính sách để tổ chức thực hiện tốt việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN theo quy hoạch được duyệt. Tỉnh đã thực hiện hàng loạt các biện pháp ưu đãi đối với các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ trong mà cả ngoài KCN như các biện pháp hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ các thủ tục thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng.

Ninh bên cạnh việc ưu đãi về giá thuê đất theo quy định của Chính phủ (miễn 3 năm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư trong khu, cụm công nghiệp) còn có nhiều chính sách khác để đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi và ký hợp đồng thuê đất.

Công tác cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, sát sao chỉ đạo trong những năm qua. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã tham gia và thực hiện tốt hai giai đoạn cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ.

UBND tỉnh và các sở ban ngành đã xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư, hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Có chính sách thu hút công ty đa quốc gia, có chính sách ưu đãi đối với các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ.

Công tác giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới. Chính vì vậy, UNND tỉnh đã chỉ đạo công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của dự án cũng như việc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN. Chỉ số thành phần chất lượng lao động trong PCI 2015 Bắc Ninh giảm điểm so với những năm trước, nhưng thứ tự trên bảng xếp hạng lại tăng thứ 5 toàn quốc. Nhìn chung chất lượng lao động của Bắc Ninh ở khu vực FDI được các nhà đầu tư đánh giá là bước đầu đạt yêu cầu.

Về vị trí địa lý của Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – tam giác tăng trưởng: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vị trí “vàng” đã được các nhà đầu tư đánh giá ở mức tốt. Tỉnh đã chú trọng phát triển kinh tế gắn với liên kết vùng cận kề Thủ đô, tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp, dịch vụ.

Việc các tập đoàn xuyên quốc gia chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang mang lại cơ hội cho những quốc gia châu Á khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi có giá nhân công rẻ hơn. Việt Nam đang là một trong những

điểm đến của các công ty đa quốc gia, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng cao qua các năm.

b. Các khó khăn

Khu vực kinh tế FDI đã có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần giải quyết để có thể nâng cao chất lượng nguồn vốn này trong thời gian tới.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cở sở hạ tầng của tỉnh chưa được đánh giá cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN được đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao làm giảm hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư, làm chậm tỷ lệ lấp đầy diện tích quy hoạch, chưa đáp ứng các điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN. Để kịp tiến độ theo chủ trương của cấp trên, một số hạng mục chưa hoàn thành đã đi vào hoạt động, vừa khai thác vừa hoàn thiện, dẫn đến những bất cập trong sử dụng, tạo hình ảnh không tốt về môi trường đầu tư. Một số tuyến đường cải tạo, nâng cấp còn chậm tiến độ, gây ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn qua các đoạn đường bị sửa chữa.

Việc giải quyết các kiến nghị/khiếu nại của doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp trong KCN (điện, nước, giao thông, an ninh…) còn chậm chạp. Cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.... nhưng vẫn chỉ mang tính chất hình thức, chưa làm nhà đầu tư hài lòng.

4.2.2.3.Tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn

Hiện nay, địa bàn Bắc Ninh có 10 Chi nhánh NHTM nhà nước, 18 Chi nhánh NHTMCP, 01 Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, 01 Chi nhánh 100% vốn nước ngoài; 01 Chi nhánh NH hợp tác xã, 01 Chi nhánh tổ chức tài chính vĩ mô TNHH một thành viên tình thương và 26 Quỹ tín dụng nhân dân cùng các PGD, điểm giao dịch. Với mạng lưới Ngân hàng dày đặc đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong việc giữ và tăng thị phần hoạt động. Đặc biệt trong hoạt động thu hút khách hàng FDI, những khách hàng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các Ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh hiện nay trong hoạt động thu hút khách hàng FDI là Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh và Shinhanbank Bắc Ninh. Đây là hai ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường và được các khách hàng FDI đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ.

Bảng 4.16. Mạng lưới Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tên Ngân hàng Tổng điểm giao dịch Số lượng chi nhánh cấp 1 Số lượng chi nhánh cấp 2, PGD TP Bắc Ninh Huyện TP Bắc Ninh Quế Từ Sơn Thuận Thành Yên Phong VSIP Khác VCB 7 1 1 1 1 2 1 BIDV 20 2 1 6 1 5 1 2 2 Vietin 30 1 3 10 1 7 2 2 1 3 Agri 29 1 1 6 3 4 3 2 9 Shinhan 1 1 Tech 5 1 1 1 1 1 Sacom 5 1 1 1 1 1 Nguồn: http://bacninh.gov.vn

4.2.2.4. Ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh

Bắc Ninh là tỉnh tiềm năng trong phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Do vậy, số lượng các NHTM hoạt động trên địa bàn là rất đông. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietcombank trên địa bàn trong thu hút khách hàng FDI là Vietinbank Bắc Ninh, BIDV Bắc Ninh và Shinhanbank Bắc Ninh.

Vietinbank Bắc Ninh với mạng lưới 30 điểm giao dịch trên toàn tỉnh cùng lợi thế về nguồn ngoại tệ, chính sách phí linh hoạt và chất lượng phục vụ tốt, hiện Vietinbank đang giữ thị phần lớn nhất về sản phẩm huy động vốn và tín dụng đối với nhóm khách hàng FDI trên địa bàn tỉnh. Trong nhóm doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh thì doanh nghiệp Hàn quốc chiếm tới trên 50%. Đây là điều kiện thuận lợi cho Shinhanbank khi tiếp cận các khách hàng FDI. Do vậy, thị phần khách hàng FDI của Shinhanbank là tương đối lớn trên địa bàn.

Trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, phí, chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên….buộc các NHTM trong đó có Vietcombank phải không ngừng phát triển và đổi mới thì mới có chỗ đứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)