Hệ thống trụ sở, phòng giao dịch của Vietcombank CN Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 80 - 83)

STT Tên phòng Giao dịch Hiện trạng Hình thức thuê/mua Địa chỉ Diện tích (m2) Số lượng máy ATM (máy)

1 Trụ sở Chi nhánh Mua địa điểm Ngã 6, Phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh 4000 5 2 Phòng Giao dịch Từ Sơn Thuê địa điểm 93 Phố Mới, Đồng Nguyên, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh 150 2 3 Phòng Giao dịch Quế Võ Thuê địa điểm

Lô G1, Khu công nghiệp Quế

Võ, tỉnh Bắc Ninh 400 5 4 Phòng Giao dịch Thuận Thành Mua địa điểm Tòa nhà Vietcombank Đường Kinh Dương Vương, thị trấn Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh 2400 2 5 Phòng Giao dịch Yên Phong Thuê địa điểm

Lô CC1 - Đường Yên Phong 2 - KCN Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh 294 3 6 Phòng Giao dịch KCN đô thị và DV VSIP Bắc Ninh Thuê địa điểm

Số 11, Đại lộ Hữu Nghị, khu ĐT và DV VSIP Bắc Ninh, Phù Chẩn - Từ Sơn - Bắc Ninh 154,8 2 7 Phòng Giao dịch Samsung Mượn địa điểm Trong công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam - KCN Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

24 16

Hiện nay, Vietcombank đã có quy chuẩn về trang trí không gian giao dịch với khách hàng và đồng phục cho cán bộ nhân viên, vì vậy về cơ bản bộ mặt tại các phòng giao dịch, điểm giao dịch của Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh đã có sự cải thiện một bước đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Bắc Ninh thì bộ mặt, cảnh quan, trang trí tại các điểm giao dịch của Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh chỉ ở mức độ trung bình, chưa thực sự nổi bật gây được ấn tượng mạnh cho khách hàng. Thiết kế phòng chờ và tờ bướm quảng cáo liên quan chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng. Hệ thống thông tin, form mẫu, giấy tờ in ấn của Vietcombank còn khá phức tạp, nhiều điều khoản, nhiều hồ sơ, khách hàng phải điền nhiều thông tin và phải ký nhiều giấy tờ…Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách hàng FDI của chi nhánh.

4.1.2.7. Chính sách quá trình tương tác dịch vụ trong kinh doanh ngân hàng (Process)

Thông thường khi đề cập đến chính sách marketing hỗn hợp đã bao gồm một sự kết hợp và điều hòa các yếu tố giá phí, sản phẩm, phân phối, xúc tiến. Tuy nhiên trong kinh doanh dịch vụ điểm khác biệt là các nhà hoạch định và thực hiện marketing biết phối hợp điều hòa các chính sách marketing trước một bước, tức là họ biết thiết kế quá trình như một kịch bản để thực hiện bán hàng một cách trôi chảy và hiệu quả. Đây là một yêu cầu đòi hỏi sự hiểu biết cao hơn, tổng quát hơn cho những người làm marketing dịch vụ. Tuy vậy, việc thiết kế quá trình tương tác trên thực tế trong ngành ngân hàng nói riêng và trong ngành dịch vụ nói chung còn ít sử dụng hoặc không theo một cách chuyên nghiệp mà chỉ do cảm nhận, tự phát mà ra.

Hiện nay việc thiết kế quá trình tương tác dịch vụ đã được Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện. Hệ thống Vietcombank đã có các quy trình tác nghiệp cho sản phẩm, nghiệp vụ cụ thể, được quốc tế hóa theo quy trình ISO/IEC 27001:2013, việc giao dịch được thực hiện theo cơ chế “ một cửa”. Điều này rất thuận tiện trong quá trình tác nghiệp của nhân viên với mong muốn đưa ra sản phẩm với chất lượng ổn định, ngày càng cao. Tuy nhiên quá trình này lại bị phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng bán hàng và khả năng giao tiếp của nhân viên. Nếu quá trình này không được chuẩn bị tài liệu và thông tin kỹ càng thì có thể dẫn

đến việc bán hàng thất bại hoặc mất sự tin tưởng của khách hàng, thậm chí không xây dựng được mối quan hệ với khách hàng.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về quy trình cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng FDI tại Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh.

a. Thẩm định hồ sơ tín dụng

Hồ sơ vay vốn Vietcombank yêu cầu các doanh nghiệp FDI cung cấp khi thẩm định cho vay gồm có:

 Hồ sơ pháp lý:

- Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Điều lệ doanh nghiệp

- Hộ chiếu/CMT của đại diện pháp luật của doanh nghiệp, Kế toán trưởng. Nếu doanh nghiệp FDI có chủ doanh nghiệp là người nước ngoài yêu cầu thêm cung cấp Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn hiệu lực cư trú tại Việt Nam.

- Quyết định bổ nhiệm GĐ, KTT

 Hồ sơ vay vốn:

- Văn bản ủy quyền người đại diện doanh nghiệp đứng ra ký kết các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và các văn bản liên quan đến việc vay vốn ngân hàng.

- Văn bản bảo lãnh trả nợ thay của Công ty mẹ tại nước ngoài (nếu có). - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ

- Khách hàng vay vốn hạn mức: cung cấp kế hoạch kinh doanh của khách hàng. - Khách hàng vay vốn đầu tư dự án: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, các văn bản pháp lý phê duyệt thực hiện dự án (Quyết định đầu tư dự án, Quyết định giao đất, Giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế….), các Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng mua bán…..

 Hồ sơ tài chính:

- Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất và báo cáo tài chính đến Quý gần nhất (đối với doanh nghiệp thông thường); đối với doanh nghiệp mới thành lập yêu cầu có Báo cáo tài chính quý đến thời điểm gần nhất kèm Bảng chi tiết các tài khoản khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định.

- Các Hợp đồng thi công xây dựng, Hợp đồng đặt cọc

 Hồ sơ tài sản bảo đảm:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, Hợp đồng thuê đất;

- Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, Hóa đơn mua MMTB, Đăng ký xe ô tô

b. Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)