Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 103 - 108)

- Về bố trí, sử dụng:

Việc bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp xã phải đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường; đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Kiên quyết thay đổi ngay những cán bộ kém về năng lực và phẩm chất, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Việc bố trí cán bộ chủ chốt phải góp phần kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể tại xã, bởi vì họ là bộ khung, là nồng cốt của hệ thống bộ máy tổ chức ở cơ sở. Bố trí cán bộ chủ chốt phải kết hợp với năng lực của từng người trong cả bộ máy ấy để tạo nên sự liên kết, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy

Để thực hiện tốt việc bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt, thì việc đảng ủy xã và huyện ủy bố trí cán bộ chủ chốt cấp xã phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai. Kết hợp thăm dò ý kiến của cá nhân cán bộ được bố trí và ý kiến của tập thể cán bộ cơ quan, đơn vị mà cán bộ được bố trí công tác, tránh áp đặt, gượng ép trong việc bố trí cán bộ.

Sau khi bố trí, phân công công tác cho cán bộ chủ chốt phải luôn theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác của cán bộ chủ chốt đó, nhất là những cán bộ chủ chốt mới được bố trí lần đầu. Nếu cán bộ có khuyến điểm thì tổ chức, người lãnh đạo giúp đỡ họ sữa chữa ngay để cán bộ yên tâm, tự tin trong công tác và công tác đạt kết quả cao.

Việc bố trí và sử dụng cán bộ không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là nghệ thuật, nghệ thuật nghiên cứu, sử dụng người. Việc bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp xã còn là vấn đề quyết định đến sự thành công hay không hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cho nên để đảm bảo cho việc bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt có chất lượng đòi hỏi cấp ủy đảng trong quá trình bố trí, sử

dụng cần phải thực hiện tốt các khâu, các bước trong quá trình bầu cử, bổ nhiệm và bãi nhiệm cán bộ.

- Về luân chuyển cán bộ:

Luân chuyển cán bộ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, nó rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành địa phương và từng đơn vị.

Trong những năm sắp tới, huyện Yên Khánh cần tăng cường thực hiện kế hoạch luân chuyển một số cán bộ giữ cương vị là trưởng và phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện tuổi đời còn trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và triển vọng tốt đưa xuống đảm nhận, giữ cương vị là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Chủ tịch UBND xã; đặc biệt là những xã còn yếu kém để tăng cường. Nhưng cũng đồng thời là để rèn luyện thử thách và tạo nguồn cán bộ kế cận cho cấp ủy, song đây cũng là điều kiện để cho các cơ sở yếu kém vươn lên về mọi mặt góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện.

Đình kỳ 5 năm/lần tổ chức điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt ở các xã trong huyện cho nhau nhằm tăng tính trách nhiệm và giảm tình trạng tham ô, tham nhũng.

Điều động và luân chuyển cán bộ là việc làm quan trọng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ giữa điều động và luân chuyển cán bộ. Cả hai việc đều là bố trí cán bộ từ nơi này đến nơi khác; đều có mục đích là hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương. Luân chuyển cán bộ ngoài mục đích để hoàn thành nhiệm vụ chính trị còn mục đích khác là để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự bị, cán bộ có triển vọng nhằm chuẩn bị cho những chức vụ lãnh đạo cao hơn, gánh vác những trọng trách lớn hơn.

Việc này nên được làm thường xuyên và liên tục. Việc điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa các xã trong huyện cho nhau cũng góp phần hạn chế tình trạng tham ô, tham nhũng, kéo bè kéo cánh và tính cục bộ ở địa phương.

4.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ chủ chốt cấp xã.

Trong những năm qua việc kiểm tra giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động thường xuyên của hệ thống chính trị nhằm nắm bắt thông tin diễn biến tư tưởng,

hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ quản lý cán bộ phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, làm cho đội ngũ cán bộ cấp xã luôn luôn hoạt động đúng định hướng, đúng nguyên tắc.

Ngoài công tác tự đánh giá theo quy định, đánh giá của cấp trên (của Huyện ủy), cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thì một tiêu chí đánh giá hết sức quan trọng đó là ý kiến của cử tri, của nhân dân người đã bầu ra và tín nhiệm những cán bộ xã đó. Để chất lượng đánh giá của cử tri, của nhân dân được khách quan thì phải tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò trong đó đặt ra nhiều mục ưu nhược điểm khác nhau, mức độ hoàn thành công việc, sau đó tổng hợp thành số liệu thông báo cho cán bộ biết mình đang ở “nấc thang tín nhiệm” nào trong lòng nhân dân và cử tri. Từ đó có những biện pháp khắc phục nhược điểm và phát huy những điểm mạnh của từng cán bộ.

Thực tế cho thấy, khi cán bộ chủ chốt cấp xã lên nắm quyền lực, thực thi quyền lực thì họ là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực tốt, tận tuỵ liêm khiết. Tuy nhiên trong quá trình công tác một số cán bộ chủ chốt không chịu rèn luyện tu dưỡng, bị thoái hoá biến chất. Cho nên để tránh “thất thoát” cán bộ cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quản lý cán bộ. Để việc kiểm tra giám sát, quản lý cán bộ có hiệu quả cần phải thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

- Hoàn thành cơ chế, chính sách về cán bộ, vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ.

- Phát huy điểm mạnh của việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân. Qua kết quả tín nhiệm mỗi cán bộ chủ chốt sẽ tự nhận thấy được ưu, khuyết điểm của mình để kịp thời sửa chữa, lấy lại lòng tin với cử tri. Đối với các đồng chí có mức tín nhiệm quá thấp dưới 50% phải đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo tránh làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

- Cấp uỷ, thủ trưởng và tổ chức Đảng phải trực tiếp quản lý, kiểm tra cán bộ. Cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ.

- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, toàn diện và thường xuyên cả về tư tưởng, đạo đức, lối sống, công việc, chuyên môn, quá trình phấn đấu rèn luyện.

trí, sử dụng, đề bạt cán bộ cấp xã.

- Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, có như vậy mới hạn chế tình trạng sách nhiễu dân, tham ô tài sản Nhà nước. Tuy nhiên để phát huy tốt được cơ chế này thì nhà nước cần tập trung nguồn lực để cải cách chế độ tiền lương sao cho cán bộ cấp xã đủ nuôi sống bản thân và con cái.

- Lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi làm công tác tổ chức và cán bộ. Những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có dũng khí đấu tranh bảo vệ công lý làm công tác kiểm tra, thanh tra. Phải có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để những người này công tâm khách quan khi tiến hành nhiệm vụ, tránh tình trạng bị lôi kéo, mua chuộc dẫn đến vi phạm pháp luật. Thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ cũng là khâu then chốt trong công tác cán bộ, nếu đánh giá đúng thì sẽ bố trí đúng cán bộ và cán bộ sẽ phát huy được ưu điểm và thế mạnh của mình, còn ngược lại nếu đánh giá sai thì sẽ bố trí sai. Người đánh giá cán bộ phải có tâm trong sáng, chí công, vô tư, trung thực, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử cụ thể, phát triển. Không được định kiến, nhìn nhận sự phát triển của người cán bộ theo điểm "tĩnh", bất biến, phải đặt người cán bộ trong những quan hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ. Kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc cho khách quan. Xem xét cán bộ trong cả quá trình công tác, học tập và phấn đấu của họ. Phải dựa trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai đối với cán bộ được đánh giá. Coi trọng vai trò của nhân dân trong công tác đánh gía cán bộ, phương pháp đánh giá phải khoa học phù hợp với thực tế từng thời kỳ và phải có tiêu chí cụ thể.

Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát CBCCCX của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình hiện nay cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các quy định của Nhà nước, của cấp trên về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ.

Hai là, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần coi công tác kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều hành của mình; thường xuyên quan tâm lãnh, chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát. Thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung kiểm tra, giám sát cụ thể về công tác

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

cán bộ thuộc cấp mình quản lý; hướng dẫn kiểm tra các Đảng bộ cấp xã, chính quyền các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung đó.

Ba là, thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các hoạt động, các mặt công tác của địa phương và của từng đơn vị một cách nghiêm túc và toàn diện.

Bốn là, tăng cường vai trò giám sát của quần chúng đối với công tác cán bộ. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tạo điều kiện để nhân dân, các đoàn viên, hội viên tham gia giám sát, góp ý thực hiện các khâu, các bước trong công tác cán bộ. Xây dựng quy chế bắt buộc cán bộ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống và mối quan hệ với nhân dân.

Năm là, thực hiện nghiêm chế độ giải quyết khiếu nại tố cáo về CBCCCX, xử lý cán bộ sai phạm. Đối với những sai phạm của cán bộ chủ chốt cần được xử lý công khai, triệt để, nghiêm minh theo đúng Nghị định 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 103 - 108)