Khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58)

4.1.2.1. Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã theo tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc

Theo Báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cấp xã trên địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2008-2015: “đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Yên Khánh không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

lớn được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có chuyển biến và hiệu quả hơn.

Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Yên Khánh có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã”

* Về phẩm chất chính trị

Đội ngũ CBCCCX của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; đoàn kết gắn bó, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Trung thực, ít chịu tác động từ những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp, có kết quả tốt.

Tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Đa số CBCCCX đã gần dân, sát dân, thông thuộc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán của ở địa phương, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm. Nhiều cán bộ xã đã biết làm giàu từ kinh tế trang trại, phát triển nghề truyền thống...

Tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số hạn chế, như: Một số CBCCCX chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận CBCCCX còn thấp, chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, những vấn đề nảy sinh trong nhân dân.

* Về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách làm việc

Tại Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Khánh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã khẳng định: Đa số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản

dị, lành mạnh, mẫu mực, được nhân dân tín nhiệm.

Bên cạnh đó, ý thức tổ chức, tính kỷ luật của một số CBCCCX chưa cao. Tác phong làm việc chậm chạp, trì trệ, luộm thuộm, không đúng giờ...gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc và chấp hành nội quy, quy chế làm việc. Có khi dân đến trụ sở không có ai tiếp hoặc không có người giải quyết công việc gây bức xúc trong nhân dân.

Một bộ phận CBCCCX không chịu khó tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện sa sút về phẩm chất lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cá nhân. Có nơi cán bộ xã lôi kéo bè cánh, người thân trong bố trí, sử dụng cán bộ. Do đó, bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dòng tộc, cục bộ địa phương trong công việc mà chưa thực sự chí công, vô tư; nhiều vụ việc xảy ra ở cơ sở, cán bộ xã không giải quyết mà né tránh, đùn đẩy lẫn nhau hoặc chuyển lên cấp trên.

4.1.2.2. Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã theo kỹ năng giải quyết công việc

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ cấp xã đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ cấp xã phải thường xuyên tiếp xúc với người dân nên họ rất cần các kỹ năng như: Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử...

Bảng 4.3. Đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã về kỹ năng giải quyết công việc

TT Kỹ năng Tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL % 1 Kỹ năng thuyết trình 20 44,45 15 33,33 10 22,22 2 Kỹ năng ra quyết định 29 64,44 11 24,45 5 11,11 3 Kỹ năng lãnh đạo 30 66,66 12 26,68 3 6,66 4 Kỹ năng tổ chức hội họp 27 60,00 10 22,22 8 17,78 5 Kỹ năng lập kế hoạch 23 51,11 13 28,89 9 20,00

6 Kỹ năng sắp xếp công việc 20 44,45 17 37,77 8 17,78

7 Kỹ năng tư duy chiến lược 28 62,22 9 20,00 8 17,78

Tổng 56,19 27,62 16,19

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Nhìn chung theo ý kiến tự đánh giá của cán bộ công chức xã thì đa phần họ đều đánh giá kỹ năng giải quyết công việc của CBCCCX ở mức tốt (chiếm 56,19%), có 27,62% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và chỉ có 16,19% ý kiến đánh giá kỹ năng giải quyết công việc ở mức kém. Các kỹ năng về tư duy chiến

lược, lãnh đạo, ra quyết định, tổ chức hội họp của CBCCCX là khá tốt đều chiếm từ 60% ý kiến đánh giá trở lên; tiếp theo là kỹ năng lập kế hoạch đều chiếm 51,11% ý kiến đánh giá tốt; chỉ có kỹ năng thuyết trình và sắp xếp công việc được đánh giá mức độ tốt ít nhất 44,45% ý kiến đánh giá. Kỹ năng yếu nhất là kỹ năng thuyết trình chiếm 22,22% ý kiến đánh giá là yếu. Như vậy kỹ năng giải quyết công việc của CBCCCX theo đánh giá trên là ở mức trung bình khá, đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày của xã; nhưng trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao khả năng nắm bắt và giải quyết tốt công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã.

Thực tế, đối với mỗi CBCCCX đều có nhiệm vụ cụ thể, phân công công việc rõ ràng, tuy vậy mỗi cán bộ có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc của mỗi CBCCCX đang phải đảm nhận là tương đối nhiều. Như vậy làm ảnh hưởng, khó khăn rất lớn trong việc giải quyết công việc của CBCCCX (phản ánh qua bảng 4.4).

Bảng 4.4. Ý kiến của cán bộ chủ chốt cấp xã về mức độ khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc

Nội dung tiêu chí Ý kiến đánh giá theo mức độ Rất khó Khó Không khó

SL % SL % SL % - Về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm

công tác 12 25,00 31 64,58 5 10,42 - Thiếu thông tin liên quan đến giải

quyết công việc 7 14,58 10 20,84 31 64,58 - Phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc 11 22,92 30 62,50 7 14,58 - Điều kiện làm việc thiếu thốn 6 12,50 24 50,00 18 37,50 - Công việc không phù hợp với năng lực 10 20,83 11 22,92 27 56,25

Tính chung 19,17 44,17 36,66

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Như vậy, các ý kiến đánh giá ở mức độ khó khăn của CBCCCX tập trung nhiều nhất ở các nội dung liên quan như: về trình độ, kỹ năng, kỹ năng kinh nghiệm công tác chiếm 64,58%; phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc (chiếm 62,50%). Ý kiến đánh giá về điều kiệm làm việc thiếu thốn (chiếm 50%). Ngoài

Formatted Table

ra còn có ý kiến đánh giá về công việc không phù hợp với năng lực cũng là một trở ngại, có 22,92% CBCCCX đánh giá ở mức độ khó khăn và 20,83% CBCCCX cho rằng ở mức độ rất khó khăn. Điều này giúp chúng ta có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động ở cấp xã, trong đó yếu tố quyết định là công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực tiễn trong việc giải quyết các tình huống liên quan tới những công việc cụ thể cho cán bộ cấp xã. Được đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý nhà nước là một nhu cầu thực sự của đội ngũ CBCCCX.

Ngoài ra để thấy rõ chất lượng giải quyết công việc của CBCCCX chúng ta có thể tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân về khả năng giải quyết công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã. 56.6% 11.1% 33.3% Tốt Trung bình Kém

Biểu đồ 4.1. Mức độ hài lòng của người dân về khả năng giải quyết công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Khi được hỏi về khả năng giải quyết công việc của CBCCCX đa phần người dân đều cho rằng khả năng của CBCCCX ở mức trung bình là chủ yếu, chiếm 56,8% ý kiến đánh giá, 33,7% ý kiến đánh giá tốt và có 9,5% ý kiến đánh giá khả năng giải quyết công việc của CBCCCX là kém. Họ cho rằng một số CBCCCX do trình độ còn hạn chế, ít học hỏi, phong cách phục vụ kém, đôi khi còn cửa quyền, hách dịch… dẫn tới khả năng giải quyết công việc kém, chậm, chưa đáp ứng nhu cầu và đem lại hiệu quả cho người dân.

4.1.2.3 Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã theo kinh nghiệm và thâm niên công tác

Thời gian công tác của các CBCCCX trên địa bàn huyện được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả của công việc. Mặc dù, cán bộ cấp xã có đặc điểm là cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ nên ít nhiều cũng ảnh

Formatted: 6

hưởng đến hiệu quả công việc. Thâm niên công tác, thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng giải quyết công việc của đội ngũ CBCCCX. Nó phản ánh kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao tại vị trí công tác. Nếu thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại dài tức kinh nghiệm cao dẫn đến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc tốt.

Biểu đồ 4.2. Thực trạng cán bộ chủ chốt cấp xã phân theo thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua khảo sát, điều tra cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã của huyện theo thời gian đảm nhiệm chức danh hiện tại được biểu hiện trên biểu đồ 4.2 và bảng sau:

Bảng 4.5. Thực trạng các chức danh CBCCCX theo thời gian đảm nhiệm

Stt Các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã Dưới 5 năm (Người) Từ 5 đến 10 năm (Người) Trên 10 năm (Người) 1 Bí thư Đảng uỷ 10 6 2 2 Phó Bí thư Đảng uỷ 13 4 2 3 Chủ tịch HĐND - - - 4 Phó Chủ tịch HĐND 6 9 4 5 Chủ tịch UBND 7 9 3 6 Phó Chủ tịch UBND 10 10 5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Thực trạng CBCCCX của huyện Yên Khánh theo thời gian đảm nhiệm chức vụ năm 2015 cho thấy: Thời gian đảm nhiệm vụ công việc theo chức danh của CBCCCX huyện Yên Khánh chủ yếu là dưới 5 năm chiếm 46%; từ 5-10 năm chiếm 38%; và trên 10 năm chỉ chiếm 16%. Trong đó thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại ít nhất chủ yếu là các chức danh Phó Bí thư Đảng uỷ, Bí thư Đảng uỷ và Phó chủ tịch UBND xã.

Formatted: 6

Formatted: Font: 12 pt

Điều đó chứng tỏ đội ngũ CBCCCX của huyện đa phần chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc ở chức danh hiện tại. Cần kết hợp với việc bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ cho đội ngũ người mới đáp ứng yêu cầu ngày một cao trong tiến trình hiện đại hoá phát triển nông nghiệp nông thôn.

4.1.2.4. Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã theo mức độ hoàn thành công việc

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CBCCCX đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc, hay nói cách khác là mức độ đáp ứng thực tế của CBCCCX với công việc mà họ đảm nhận. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra ở biểu đồ 4.3 cho thấy đa số CBCCCX đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi phỏng vấn cán bộ quản lý cấp huyện thì họ đều cho rằng cán bộ cấp xã mới hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ hoàn thành chiếm 53% ý kiến đánh giá, có 27% ý kiến đánh giá CBCCCX hoàn thành tốt nhiệm vụ, 13% CBCCCX hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tuyên nhiên vẫn còn 7% CBCCCX không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều đó có nghĩa CBCCCX mới thực thi nhiệm vụ ở mức hoàn thành, có thể chấp nhận theo yêu cầu của cấp trên, chứ chưa thật sự sáng tạo và có thể đem lại hiệu quả tối ưu đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của công việc; vẫn còn CBCCCX chưa hoàn thành nhiệm vụ do năng lực, trình độ quá thấp, không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vậy cần có giải pháp tích cực trong đào tạo, luân chuyển, xử lý với đối tượng cán bộ chủ chốt cấp xã.

13% 27% 53% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ

Biểu đồ 4.3. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp xã

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Theo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng hoàn thành nhiệm vụ đối với

Formatted: Line spacing: single Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li

Formatted: 6

Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li

CBCCCX của cán bộ huyện có sự chênh lệnh khá lớn so với kết quả xếp loại cuối năm của CBCCCX, cụ thể như sau: HTXSNV: 39%, HTTNV: 60%, HTNV: 1% và không có ai không hoàn thành nhiệm vụ (Nguồn Ban tổ chức Huyện uỷ).

4.1.2.5. Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã theo mức độ sẵn sàng thay đổi công việc

Có hai tiêu chí quan trọng được xem xét khi đánh giá chất lượng CBCCCX là nhận thức về sự thay đổi công việc trong tương lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó (bảng 4.6).

Formatted: English (U.S.) Formatted: Justified

Bảng 4.6. Mức độ nhận thức và sẵn sàng đáp ứng về sự thay đổi công việc trong tương lai

TT Nội dung câu hỏi

Điểm số đánh giá bình quân Ghi chú Tiêu chí Điểm 1

Trong 5 năm tới công việc của anh chị thay đổi ở mức nào?

3,22/5

Hoàn toàn không thay đổi 1

Thay đổi ít 2

Thay đổi vừa phải 3

Thay đổi khá nhiều 4

Thay đổi hoàn toàn 5

2

Khả năng thích nghi của anh chị với những thay đổi liên quan tới công việc?

2,85/5

Hoàn toàn không thích nghi 1

Khó thích nghi 2

Bình thường 3

Khá thích nghi 4

Hoàn toàn thích nghi 5

3

Anh chị có sẵn sàng chuẩn bị để thích nghi với sự thay đổi liên quan đến công việc?

34,6% có chuẩn bị

56% hoàn toàn không chuẩn bị 9,4 % không có ý kiến gì

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả điều tra cho thấy CBCCCX đã nhận thức được sự thay đổi công việc trong tương lai. Khả năng thích nghi của cán bộ cấp xã với những thay đổi trong tương lai liên quan tới công việc nằm trong khoảng thay đổi ít và thay đổi vừa phải. Qua số liệu đánh giá này, ta thấy đa số CBCCCX trên địa bàn huyện Yên Khánh đều cho rằng, nếu mình không làm việc ở chức vụ này thì sẽ được bố trí sang làm công việc khác ở trong xã. Nhiều người cho rằng họ không thích ứng được với sự thay đổi của công việc trong tương lai, số này tập trung vào nhóm tuổi cao trên 45 tuổi. Về mức sẵn sàng chuẩn bị thích nghi với sự thay đổi liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)