Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Với diện tích 13.905,77ha, huyện Yên Khánh có 12 loại đất thuộc nhóm đất phù sa có diện tích 12.127,91 ha chiếm 88,02% diện tích tự nhiên, được sự hình thành và bồi đắp của phù sa sông Đáy. Độ dày tầng đất >1mm, bề mặt ruộng đất bằng phẳng , độ dốc <80, trong đó chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua. Cụ thể như sau :

- Đất phù sa trung tính ít chua: diện tích 9.745,71ha chiếm 70,73% diện tích tự nhiên, được hình thành do sự phù sa sông Đáy, sông Vạc …

- Đất phù sa chua Glaay: Diện tích 577,28ha chiếm 4,19% diện tích tự nhiên - Đất phù sa có đốm gỉ: Diện tích 1.804,92ha chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn huyện

Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng :

Đất tự nhiên của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất phù sa ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Trong 12 đơn vị đất đai của huyện thì có 7 đơn vị thuộc đất phù sa trung tính ít chua, 2 đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa đều có khả năng trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hiện trạng sử dụng đất :

Với diện tích đất trên, tính đến năm 2015 huyện đã đưa vào sử dụng 13.698,94ha, chiếm 98,51% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất nông nghiệp

Formatted: Line spacing: Multiple 1.28 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.25 li

9.651,5ha chiếm 69,41% diện tích đất tự nhiên và đất phi nông nghiệp chiếm 4.047,43ha được sử dụng chủ yếu vào mục đích xây dựng công trình dân sinh, đường giao thông, công trình thủy lợi …Từ năm 2000 đến nay diện tích đất đưa vào sử dụng có xu hướng mở rộng, diện tích tăng từ 13.228,6ha năm 2000 lên 13.698,94ha năm 2015. Trong khi đó, đất chưa sử dụng giảm tương ứng từ 550,67ha xuống còn 206,8ha, đất chưa sử dụng của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất đồng bằng điều này sẽ thuận lợi cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Tổng dân số của huyện Yên Khánh tính đến năm 2015 là 139.341 người. Mật độ phân bố trung bình là 1002 người / km2. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2013- 2015, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện 5,08%. Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 126.246 người chiếm tới 90,6% trong khi đó dân cư thành thị 13.095 người chỉ chiếm 9,4%, năm 2015, dân số đô thị chỉ tăng thêm 296 người so với năm 2013 qua đó có thể thấy tỉ lệ đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện tương đối chậm. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Dân số nam có xu hướng tăng nhanh hơn và đến năm 2015 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,8% và 50,2%.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và người lao động

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2013 2014 2015 1. Tổng dân số Người 137.299 138.418 139.341 5,08 - Nông thôn 124.430 125.384 126.346 - Thành Thị 12.799 13.034 13.095 2. Mật độ dân số Người/km2 987 995 1002 3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 5,49 6,76 7,12 4. Số người trong độ tuổi lao động Người 85.081 86.511 87.088 - Lao động nông nghiệp 42.287 42.314 42.335 -Lao động phi nông nghiệp 42.794 44.197 44.753

Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2015)

Formatted: Line spacing: Multiple 1.28 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted Table

Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Space Before: 6 pt

Tỉ trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số của huyện chiếm khoảng 62-64%, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm gần 50% số người trong độ tuổi lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể, từ năm 2013 đến năm 2015 giảm 1,1%. Tuy nhiên tỉ trọng người già, trẻ em ở mức khá cao làm gia tăng hệ số phụ thuộc và đặt ra yêu cầu lớn đối với chính quyền huyện trong việc giải quyết các vấn đề về y tế, giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ em. Nhìn chung, nguồn lao động của Yên Khánh khá dồi dào, lực lượng lao động chịu khó, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khá. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới huyện cần tập trung nâng cao cả về số lượng và chất lượng của lao động.

3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

* Hạ tầng giao thông

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phái đông nam của tỉnh Ninh Bình trên quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Một số tuyến giao thông quan trọng của huyện như:

- Quốc lộ 10 có chiều dài đi qua huyện là 14km, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Yên Khánh

- Tuyến tỉnh lộ 481B nối từ ngã 3 thông tới trạm bơm Cổ Quàng với tổng chiều dài 20km. Hiện nay, đã xảy ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xấu, gây khó khăn cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480B nối từ quốc lộ 10 đến cầu Rào với tổng chiều dài 2km, hiện trạng mặt đường khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480C nối quốc lộ 10 với Cầu Tràng với tổng chiều dài 3km, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông

* Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Hệ thống các công trình thủy lợi của Yên Khánh bao gồm phần lớn các công trình như: trạm bơm, kênh tưới tiêu, cống dưới đê. Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện có gần 30 công

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

trình trạm bơm chính với khoảng 120 máy bơm phục vụ cho hoạt động tưới, tiêu * Mạng lưới cung cấp điện: Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp xây dựng mới đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

* Hệ thống truyền thanh: Mạng lưới truyền thanh của huyện được quan tâm đầu tư, 19/19 xã, thị trấn có hệ thống đài phát thanh sóng ngắn, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật nông nghiệp cho nhân dân toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)