Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 42)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

-Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình dọc quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, cách thành phố Ninh Bình khoảng 13 km, có tọa độ địa lý : từ 20007’ đến 20016’ vĩ độ bắc và từ 105057’ đến 106010’ kinh độ đông

-Yên Khánh có tổng diện tích tự nhiên 139,06 km2, Phía bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Yên Mô, phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía đông và đông bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định .

-Vị trí địa lý khá thuận lợi trên là điều kiện cơ bản để huyện Yên Khánh giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Mặt khác với quy mô diện tích vừa phải, đất đai bằng phẳng huyện Yên Khánh có nhiều điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung .

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Yên Khánh là huyện đồng bằng thuần nhất, địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình đất đai có xu hướng giảm dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam tạo thành lòng chảo và ô chũng ở một số khu vực ven đê. Khu vực thấp nhất thuộc các xã Khánh Thành, Khánh Công, Khánh thủy ,…thường hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, độ cao trung bình 0,6-3m so với mực nước biển, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống ) và các ngành dịch vụ .

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Yên khánh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 23,00C -23,60C. Tổng nhiệt độ năm trên 8.5000C, mùa đông nhiệt độ trung bình là 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

tháng 2, nhiệt độ trung bình tháng 170C – 17,40C, nhiệt độ thấp nhất là 6,10C , mùa hè nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ trung bình 29,10C, nhiệt độ cao nhất là 39,30C. Tổng nhiệt độ khá lớn nhưng phân bố theo hai mùa lại chênh lệch nhau, tổng nhiệt độ vụ chiêm xuân chỉ bằng 60-70% tổng nhiệt độ vụ mùa .

* Chế độ mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.890 -1950mm nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Trong 6 tháng mùa mưa lượng mưa chiếm 75-80% lượng mưa cả năm dễ gây ngập úng ở các khu vực chũng. Mùa đông chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn .

* Chế độ ẩm

Do vị trí địa lý nằm gần biển nên độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân cả năm từ 83-87%. Tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất chênh lệch không nhiều, tháng 2 có độ ẩm cao nhất là 90%, tháng 10 có độ ẩm thấp nhất là 81% .

* Gió

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2,3-2,5m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là đông bắc, từ giữa đến cuối mùa đông gió có xu hướng lệch dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành từ đông đến đông nam. Ngoài ra Yên Khánh còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển .

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn

* Hệ thống sông ngòi

Yên Khánh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gồm các sông: sông Đáy, sông Vạc, sông Mới, sông Dưỡng Điền, sông Năm xã, sông Tiên Hoàng …Với tổng chiều dài gần 85km, phân bố rộng khắp trong huyện, mật độ sông là 0,53km/km2, các sông thường theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ra biển

- Sông Đáy: là chi lưu của sông Hồng qua địa phận Yên Khánh từ cống Đồng Quan đến cống Tiên Hoàng dài 38km. Sông Đáy cung cấp nguồn tưới cho tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng thông qua các cống dưới đê, âu thuyền và cũng là sông góp phần tiêu thoát lũ cho các xã phía nam của huyện Yên Khánh

- Sông Vạc: Là ranh giới của huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô, đi qua địa phận Yên Khánh từ Thuần Đầu đến Đức Hậu dài 13,3 km. Sông Vạc là trục tiêu chính của vùng phía Nam Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng.

Nhận nước mưa chảy qua sông Đáy tại cửa Kim Đài, ngoài nhiệm vụ tiêu nước, sông Vạc còn có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích của huyện

* Thủy triều

Chế độ thủy triều cũng ảnh hưởng đến chế độ tưới tiêu của huyện Yên Khánh. Chế độ thủy triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có cả những trường hợp bán nhật triều và tạp triều. Thời gian triều lên ngắn, thời gian thủy triều xuống tương đối dài. Nhìn chung thủy triều tương đối yếu, trong ngày biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm .

Như vậy, với tình hình thủy văn như trên, về vụ đông xuân nguồn nước sông đáy, sông vạc …đã đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho phần lớn diện tích canh tác của huyện thông qua các cống dưới đê và các âu thuyền. Đối với vụ mùa đã tranh thủ tiêu tự chảy cho toàn bộ diện tích canh tác của huyện.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Với diện tích 13.905,77ha, huyện Yên Khánh có 12 loại đất thuộc nhóm đất phù sa có diện tích 12.127,91 ha chiếm 88,02% diện tích tự nhiên, được sự hình thành và bồi đắp của phù sa sông Đáy. Độ dày tầng đất >1mm, bề mặt ruộng đất bằng phẳng , độ dốc <80, trong đó chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua. Cụ thể như sau :

- Đất phù sa trung tính ít chua: diện tích 9.745,71ha chiếm 70,73% diện tích tự nhiên, được hình thành do sự phù sa sông Đáy, sông Vạc …

- Đất phù sa chua Glaay: Diện tích 577,28ha chiếm 4,19% diện tích tự nhiên - Đất phù sa có đốm gỉ: Diện tích 1.804,92ha chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn huyện

Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng :

Đất tự nhiên của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất phù sa ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Trong 12 đơn vị đất đai của huyện thì có 7 đơn vị thuộc đất phù sa trung tính ít chua, 2 đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa đều có khả năng trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hiện trạng sử dụng đất :

Với diện tích đất trên, tính đến năm 2015 huyện đã đưa vào sử dụng 13.698,94ha, chiếm 98,51% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất nông nghiệp

Formatted: Line spacing: Multiple 1.28 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.25 li

9.651,5ha chiếm 69,41% diện tích đất tự nhiên và đất phi nông nghiệp chiếm 4.047,43ha được sử dụng chủ yếu vào mục đích xây dựng công trình dân sinh, đường giao thông, công trình thủy lợi …Từ năm 2000 đến nay diện tích đất đưa vào sử dụng có xu hướng mở rộng, diện tích tăng từ 13.228,6ha năm 2000 lên 13.698,94ha năm 2015. Trong khi đó, đất chưa sử dụng giảm tương ứng từ 550,67ha xuống còn 206,8ha, đất chưa sử dụng của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất đồng bằng điều này sẽ thuận lợi cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Tổng dân số của huyện Yên Khánh tính đến năm 2015 là 139.341 người. Mật độ phân bố trung bình là 1002 người / km2. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2013- 2015, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện 5,08%. Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 126.246 người chiếm tới 90,6% trong khi đó dân cư thành thị 13.095 người chỉ chiếm 9,4%, năm 2015, dân số đô thị chỉ tăng thêm 296 người so với năm 2013 qua đó có thể thấy tỉ lệ đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện tương đối chậm. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Dân số nam có xu hướng tăng nhanh hơn và đến năm 2015 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,8% và 50,2%.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và người lao động

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2013 2014 2015 1. Tổng dân số Người 137.299 138.418 139.341 5,08 - Nông thôn 124.430 125.384 126.346 - Thành Thị 12.799 13.034 13.095 2. Mật độ dân số Người/km2 987 995 1002 3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 5,49 6,76 7,12 4. Số người trong độ tuổi lao động Người 85.081 86.511 87.088 - Lao động nông nghiệp 42.287 42.314 42.335 -Lao động phi nông nghiệp 42.794 44.197 44.753

Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Khánh (2015)

Formatted: Line spacing: Multiple 1.28 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted Table

Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.15 li Formatted: Space Before: 6 pt

Tỉ trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số của huyện chiếm khoảng 62-64%, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm gần 50% số người trong độ tuổi lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể, từ năm 2013 đến năm 2015 giảm 1,1%. Tuy nhiên tỉ trọng người già, trẻ em ở mức khá cao làm gia tăng hệ số phụ thuộc và đặt ra yêu cầu lớn đối với chính quyền huyện trong việc giải quyết các vấn đề về y tế, giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ em. Nhìn chung, nguồn lao động của Yên Khánh khá dồi dào, lực lượng lao động chịu khó, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khá. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới huyện cần tập trung nâng cao cả về số lượng và chất lượng của lao động.

3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

* Hạ tầng giao thông

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phái đông nam của tỉnh Ninh Bình trên quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Một số tuyến giao thông quan trọng của huyện như:

- Quốc lộ 10 có chiều dài đi qua huyện là 14km, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Yên Khánh

- Tuyến tỉnh lộ 481B nối từ ngã 3 thông tới trạm bơm Cổ Quàng với tổng chiều dài 20km. Hiện nay, đã xảy ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xấu, gây khó khăn cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480B nối từ quốc lộ 10 đến cầu Rào với tổng chiều dài 2km, hiện trạng mặt đường khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông

- Tuyến tỉnh lộ 480C nối quốc lộ 10 với Cầu Tràng với tổng chiều dài 3km, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông

* Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Hệ thống các công trình thủy lợi của Yên Khánh bao gồm phần lớn các công trình như: trạm bơm, kênh tưới tiêu, cống dưới đê. Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện có gần 30 công

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

trình trạm bơm chính với khoảng 120 máy bơm phục vụ cho hoạt động tưới, tiêu * Mạng lưới cung cấp điện: Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp xây dựng mới đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

* Hệ thống truyền thanh: Mạng lưới truyền thanh của huyện được quan tâm đầu tư, 19/19 xã, thị trấn có hệ thống đài phát thanh sóng ngắn, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật nông nghiệp cho nhân dân toàn huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Yên Khánh có 19 xã, thị trấn, đến nay đã có 10/19 đơn vị về đích xây dựng nông thôn mới. Do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình nghiên cứu nên tôi tiến hành điều tra tại 9 xã trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và chia thành 2 nhóm:

+ 5 xã dẫn đầu về đích xây dựng nông thôn mới của huyện: Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Phú, Khánh Nhạc, Khánh Trung. Ở đây rất nhiều những điểm mạnh của cán bộ chủ chốt sẽ được bộc lộ thông qua công tác quản lý điều hành sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó có thể rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện.

+ 4 xã chưa về đích xây dựng nông thôn mới: Khánh Tiên, Khánh Vân, Khánh Lợi, Khánh Công. Qua đây ta có thể tìm ra điểm tồn tại của đội ngũ cán bộ chủ chốt về trình độ và năng lực trong quá trình chỉ đạo điều hành sự phát triển của địa phương. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thực tế địa bàn nghiên cứu.

Thông qua 9 xã trên, có thể đánh giá được một cách khách quan chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của toàn huyện. Vì những nơi có tốc độ kinh tế phát triển nhanh thì ở đó cơ sở vật chất, trình độ, năng lực trong công tác quản lý của cán bộ sẽ tốt hơn các vùng khác, nhất là các vùng kinh tế phát triển chậm hơn. Qua đó những điểm mạnh yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã sẽ được thể hiện rõ ràng và chân thực nhất. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho các xã chậm phát triển học tập.

3.2.2. Chọn mẫu điều tra

Do hạn chế về nguồn lực và một số yếu tố khác nên tôi tiến hành điều tra 48 cán bộ chủ chốt, 45 cán bộ công chức cấp xã, 180 quần chúng nhân dân tại 9 xã, thị trấn và 30 cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện

Bảng 3.2. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Mẫu điều tra (người)

Số lượng người điều tra tại mỗi đơn vị (9 đơn vị)

1. Cán bộ chủ chốt cấp xã 48 5-6 2. Cán bộ công chức cấp xã 45 5 3. Lãnh đạo các phòng, ban, ngành,

đoàn thể cấp huyện 30

4. Điều tra người dân 180 20

Tổng 313

Nguồn: Dự kiến điều tra của học viên

Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu 313 người, trong đó:

- Điều tra cán bộ chủ chốt cấp xã: Tiến hành điều tra 48 người (Điều tra 09 xã, mỗi xã 05 người, có 03 xã có 06 người) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: quá trình được đào tạo, bôi dưỡng về trình độ, năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 42)