Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 41)

Thực tiễn cho thấy, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, ngày 18-3-2002,

“Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Nghị quyết đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, như: Pháp lệnh Cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003); Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10-10-2003 của Chính phủ, về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16-01-2004, của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003, của Chính phủ, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 14-5-2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; Quyết định số 106/2007/QĐ-TTCP, ngày 13-7-2007, của Thủ tướng Chính phủ, về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010); Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05-12- 2011, của Chính phủ, về công chức xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn số

2788/HD-BNV, ngày 29-7-2011, của Bộ Nội vụ, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ- TTg; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn... Những văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt, Luật Cán bộ công chức (năm 2008) lần đầu tiên đã dành riêng một chương quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX. Và gần đây nhất, Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã tại 62 huyện nghèo trong cả nước; Đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013 - 2020; Kết luận số 86-KL/TW, mục tiêu đến năm 2020 thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo chủ trương của Đảng (Trần Thị Hạnh, 2015).

Theo thống kê của Bộ Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tính đến tháng 6- 2013, cho thấy:

Hiện nay, nước ta có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.567 phường, 597 thị trấn và 9064 xã, với tổng số 145.112 cán bộ chuyên trách cấp xã. Trong đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 27.571 người (chiếm 19%); số cán bộ nữ là 24.959 người (chiếm 17,2%). Về trình độ chuyên môn, số cán bộ chưa qua đào tạo có 45.071 người (chiếm 31,06%); số có trình độ sơ cấp là 9.375 người (chiếm 6,46%); trung cấp là 52.429 người (chiếm 36,13%); cao đẳng là 6.095 người (chiếm 4,20%) và đại học là 32.142 người (chiếm 22,15%). Về trình độ lý luận chính trị, số chưa qua đào tạo là 25.336 người (chiếm 17,46%); số có trình độ sơ cấp là 23.639 người (chiếm 16,29%); trung cấp 89.244 người (chiếm 61,5%) và cao cấp là 6.893 người (chiếm 4,75%).

Số liệu thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nghiệp

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li Field Code Changed

trung cấp chiếm đại đa số (36,13%). Đó là thống kê trên văn bằng, chứng chỉ còn trong thực tế, không ít cán bộ cấp xã chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc", nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính còn nhiều lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Chăn nuôi, trồng trọt là công việc chính ở nông thôn nhưng nhiều người trong đội ngũ này không am hiểu về kỹ thuật nông nghiệp không tham mưu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị như vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã đang gặp phải những thách thức lớn trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Trong khi đó, lực lượng đông đảo sinh viên tốt nghiệp đại học, được đào tạo cơ bản thì không được tuyển dụng, dẫn đến tình trạng, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa thừa, lại vừa thiếu.

Trong những năm gần đây, việc đào tạo - bồi dưỡng cán bộ cấp xã theo hướng chuyên sâu và theo chức danh như bồi dưỡng kỹ năng cho chủ tịch ủy ban nhân dân xã, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn, tin học, tiếng dân tộc thiểu số..., cho cán bộ cấp xã được đẩy mạnh. So sánh với số lượt cán bộ cấp xã được cử đi học trong những năm vừa qua với tổng số vào khoảng trên 250.000 người thì tỷ lệ cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đạt tỷ lệ thấp. Hơn nữa, nếu phân tích kỹ và chia theo các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng thì số lượng cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, là rất hạn chế, tỷ lệ cán bộ cấp xã có bằng cấp được tiêu chuẩn hóa đối chiếu theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và các quyết định được nêu, đối với mỗi loại cán bộ với từng vùng miền cho đến nay vẫn chưa đạt.

Tỷ lệ cán bộ có bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, những nội dung kiến thức rất cần đối với cán bộ, công chức cấp xã trong việc thực thi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay là không cao. Số có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo vẫn còn khá nhiều.

Bên cạnh số lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu, những kiến thức trang bị cho người đi học cũng còn hạn chế chưa sát với đối tượng. Do vậy hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã không cao. Trình độ, năng lực của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau.

- Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển; không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng trong thời kỳ đổi mới. Không nhận thức đúng những yếu kém lớn về năng lực tổ chức và quản lý của một số bộ phận, của nhiều khâu trong bộ máy nhà nước.

- Một phần là do “tầm” của chính sách chưa theo kịp với những đòi hỏi của thực tế, những vấn đề nước sôi lửa bỏng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ đáng ra phải được đơn giản hóa về cơ chế, giải pháp phải kịp thời và làm sao để dễ làm dễ thực hiện có lợi cho nhân dân, cho nền kinh tế của đất nước, tạo đà nhanh chóng cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thì đôi khi chúng ta lại làm ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 41)