Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 32)

2.1.5.1. Công tác quy hoạch cán bộ

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li Formatted: Not Expanded by / Condensed by

cấp, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định. Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (năm 1997). Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Có làm tốt quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá hiện nay.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ, cần phải chủ động, có tầm nhìn xa, có quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ cụ thể không chỉ cho trước mắt mà cho cả thời kỳ tương đối dài. Tại Hội nghị lần thứ 6, BCH TW khóa IX đã kết luận: Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ xuất thân từ công nhân, con em công nông, gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, chú ý bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, xử lý tình huống, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong quá trình đào tạo. Có kế hoạch cử cán bộ và thanh niên ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài với số lượng và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đồng thời khuyến khích phong trào tự học, tự nâng cao trình độ của cán bộ bằng nhiều hình thức.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng qua các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khóa VIII, Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác quy hoạch cán bộ đã có những bước chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả thiết thực.

Công tác quy hoạch đã đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ. Các cấp ủy và tổ chức Đảng đã có chuyển biến đáng kể về nhận thức, chú ý hơn đến việc chỉ đạo thực hiện, quan tâm đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ theo phương châm “mở” (quy hoạch được tiến hành thật sự dân chủ, công khai không khép kín trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà đã kết hợp giữa quy hoạch của cơ quan, đơn vị với quy hoạch của cấp trên và cấp dưới, mở rộng

Formatted: Condensed by 0.1 pt

trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương) và “động” (quy hoạch một chức danh cho nhiều người và một người có nhiều chức danh và thường xuyên nhận xét, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp). Công tác quy hoạch đã thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, phát huy vai trò của tập thể cấp ủy và thường vụ cấp ủy; khắc phục được những biểu hiện thiếu tự tin, ngại khó, làm quy hoạch một cách hình thức, đối phó. Trên cơ sở đó đã coi trọng việc đánh giá cán bộ, có kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, từng bước khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động trong công tác cán bộ; tạo thế chủ động cho việc bố trí nhân sự, đặc biệt trong các dịp bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại hội Đảng các cấp.

2.1.5.2. Quy định tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã

Tiêu chuẩn đánh giá CBCC là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Đội ngũ CBCC cấp xã phải được đánh giá một cách khoa học và khách quan trên cơ sở đó đưa gia các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ. Theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Cán bộ chủ chốt cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

* Tiêu chuẩn chung

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện một cách hiệu quả chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, am hiểu quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hoá đạt chuẩn theo quy định, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có đủ năng lực và sức khoẻ để thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tiêu chuyên cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp Trung Ương quy định.

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

+ Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

2.1.5.3. Tuyển chọn cán bộ chủ chốt cấp xã

Công tác tuyển chọn cán bộ chủ chốt cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế. Hầu hết các cán bộ chủ chốt cấp xã trước kia đều là cán bộ công chức cấp xã, đã từng được công tác ở nhiểu vị trí khác nhau của xã, sau đó được lựa chọn để bầu vào các chức danh cụ thể.

2.1.5.4. Nghĩa vụ, quyền lợi được hưởng của cán bộ chủ chốt cấp xã

Theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.

* Nghĩa vụ của cán bộ chủ chốt cấp xã:

- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

- Tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. - Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.32 li

* Quyền của cán bộ chủ chốt cấp xã: - Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. - Được pháp luật bào vệ khi thi hành công vụ.

- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.5.5. Bố trí sắp xếp cán bộ chủ chốt

- Việc bố trí, phân công công tác cho cán bộ chủ chốt cấp xã phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ.

Cán bộ chủ chốt cấp xã được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.1.5.6. Bồi dưỡng, đào tạo

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ chủ chốt cấp xã, bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân.

2.1.5.7. Hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị và môi trường làm việc

- Nhà nước bảo đảm trang thiết bị làm việc trong công sở để phục vụ việc thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thi hành công vụ.

- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong công sở, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

2.1.5.8. Kiểm tra, đánh giá cán bộ

Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong công tác quản lý CBCCCX, việc đánh

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

giá CBCCCX phải căn cứ vào các nội dụng cụ thể sau:

- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Việc đánh giá CBCCCX được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luẩn chuyển.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá CBCCCX được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá, CBCCCX phân loại đánh giá như sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng không còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ.

- Kết quả phân loại đánh giá CBCCCX lưu hồ sơ CBCCCX và thông báo đến CBCCCX được đánh giá.

- Cán bộ chủ chốt cấp xã 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp, trong đó 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác.

- Cán bộ chủ chốt cấp xã 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 32)