Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 103)

luyện cán bộ

4.3.4.1. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; gắn quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng với sử dụng cán bộ chủ chốt cấp xã

Quy hoạch cán bộ là quá trình phát hiện, đưa vào quy hoạch nhằm tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong quá trình xây dựng đội ngũ CBCCCX của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; công tác quy hoạch cán bộ là một khâu, một nội dung trọng yếu, đồng thời là một giải pháp quan trọng nhằm đưa công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng yêu trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng bị động, hụt hẫng trong công tác cán bộ và đội ngũ CBCCCX ở huyện hiện nay. Trong công tác quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính kế thừa, sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Từ kết quả rà soát, đánh giá, phân loại CBCCCX ở cơ sở, Đảng uỷ xã cần xây dựng quy hoạch nguồn và quy hoạch CBCCCX cụ thể. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch CBCCCX của huyện, cần thực hiện tốt các phương châm:

- Xác định tiêu chuẩn và đánh giá CBCCCX là khâu quan trọng, là tiền đề cho việc bố trí, sử dụng và quy hoạch CBCCCX. Quy hoạch cán bộ, chủ chốt là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Trong xây dựng quy hoạch, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch phải được nhận xét,

đánh giá, rà soát, bổ sung và điều chỉnh hàng năm.

- Quy hoạch CBCCCX phải có sự đồng bộ từ trên xuống và ngược lại, làm cơ sở và động lực thúc đẩy lẫn nhau tạo nguồn cán bộ trưởng thành có tính liên tục, kế thừa và trẻ hoá.

- Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ, vừa tạo động lực cho sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo sự đoàn kết nội bộ.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo vai trò lãnh đạo tập trung của Ban thường vụ Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã phát huy trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ trong phát hiện nguồn, nhân tài.

- Thực hiện công khai công tác quy hoạch CBCCCX nhất là công khai trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các đoàn viên, hội viên nhằm tạo điều kiện cả hệ thông chính trị ở cơ sở theo dõi, giúp đỡ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tốt hơn.

- Cán bộ trong quy hoạch phải được quản lý theo quy chế phân cấp quản lý cán bộ như đối với cán bộ đương chức. Quy hoạch cán bộ làm căn cứ để đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ và bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị theo quy hoạch. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải gắn với quy hoạch sử dụng, bố trí cán bộ. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận chủ chốt là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, cơ quan đoàn thể và hệ thống các trường đào tạo.

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ phải đồng bộ. Mục đích của quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là để bổ sung cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện tại và lâu dài. Bố trí sử dụng cán bộ phải theo quy hoạch và phải đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo. Vì vậy đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ phải gắn liền với nhau,là yêu cầu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt.

- Quy hoạch cán bộ phải gắn đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng. Đào tạo tốt mới có cán bộ để đưa vào quy hoạch, quy hoạch để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng giúp cán bộ trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công. Nếu

không có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn cán bộ kế cận sẽ không đủ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Quy hoạch mà không quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, để mặc cho cán bộ tự thân vận động thì cán bộ khó trưởng thành và đội ngũ cán bộ kế cận thiếu đồng bộ. Do vậy công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ tốt là nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Để đảm bảo tính khách quan, dân chủ và có sự thừa nhận tài năng của tất cả mọi người đối với cán bộ chủ chốt cấp xã. Theo ý kiến của tôi, Huyện uỷ nên tổ chức thi tuyển các chức danh CBCCCX. Đối tượng được thi tuyển là các đồng chí cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn quy hoạch các chức danh CBCCCX. Sau khi có kết quả thi tuyển, chọn được nhân sự mới tiến hành quy trình bầu cử vào chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.

4.3.4.2. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã cho phù hợp với tình hình hiện nay

Công tác đào tạo bồi dưỡng là nhân tố quyết định chất lượng, năng lực cán bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt có tư duy đổi mới, có kiến thức, có phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn, coi đó là công việc quan trọng và cấp thiết.

Ở phần mục tiêu nhiệm vụ 2011-2015 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cũng là mục tiêu nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của các cấp các ngành trong thời gian tới”.

Thực tế cho thấy nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay chưa có tính hệ thống, còn nhiều trùng lặp về nội dung và cấp độ kiến thức. Các giờ thuyết giảng còn thiên về lý luận chung, chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành nghiệp vụ quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Nội dung giống nhau cho nhiều đối tượng cán bộ cấp xã, chưa có chương trình riêng cho từng cấp, từng chức danh. Thời gian nghe giảng nhiều, thời gian thảo luận ít, nên học viên không có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng thực hành.

Trước thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo bồi dưỡng, cần phải nhanh chóng hoạch định chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở một cách bài bản, khoa học và kịp thời để nâng cao trình độ, năng lực quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã cần quán triệt phương châm “Đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, đảm bảo tính thiết thực”.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa đội ngũ theo chức danh, trang bị bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaohuyện Yên Khánh cần làm tốt những nội dung trọng tâm sau:

- Đối với cán bộ cấp xã dưới 40 tuổi đủ tiêu chuẩn về văn hoá nhưng thiếu kiến thức khác, thì đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu. Thời gian đào tạo từ ngắn hạn đến trung hạn.

- Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã sắp đến tuổi nghỉ hưu mà thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn, cần bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho họ, khuyến khích họ phát huy kinh nghiệm công tác, dìu dắt lớp trẻ. Với đối tượng này chỉ nên bồi dưỡng ngắn hạn.

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu cho các cán bộ nguồn theo các chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.

- Hình thức đào tạo: Áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo. Đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, mang lớp về tận thôn nếu có thể, ứng dụng thực hành các kiến thức đào tạo ngay tại địa phương. Tổng kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình đào tạo phù hợp để nhân rộng trên địa bàn huyện.

- Tiến hành đổi mới nội dung, chương trình đào tạo - bồi dưỡng. Đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng một cách có hiệu quả các phương tiện công nghệ trong giảng dạy. Vì vậy, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo dưỡng cán bộ cấp xã hiện nay là vấn đề cấp thiết. Lấy việc chuẩn hóa cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng một cách thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành (Nguyễn Văn Sáu, 2013).

- Chú trọng bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, những kiến

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Khuyến khích cán bộ vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những chủ chương, chính sách của đảng và nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành ở địa phương nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của Nhà nước ở địa phương.

- Đối với các cơ sở đào tạo (Trường chính trị tỉnh Ninh Bình, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Yên Khánh, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và một số cơ sở đào tạo khác) cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

+ Trước hết là phải đổi mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Vì giảng viên là nhân tố tiền đề, quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục tập huấn về phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên ở các cơ sở đào tạo. Giảng viên phải nắm rõ những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp giảng dạy từ đó áp dụng phương pháp phù hợp cho từng đối tượng đào tạo.

+ Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã phải xây dựng theo tinh thần đổi mới phù hợp với những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của chính quyền cấp xã ở từng vùng.

+ Cần phải rà soát, kiểm tra đánh giá nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng để loại bỏ những kiến thức lạc hậu không có tính thực tiễn, bổ sung kịp thời kiến thức mới, thiết thực đối với cán bộ cấp xã. Trong quá trình đào tạo - bồi dưỡng cần trang bị cho học viên những kiến thức về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thảo luận cách thức áp dụng, triển khai các chủ chương chính sách đó sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất đối với từng địa bàn xã, thị trấn.

+ Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ cho giảng viên áp dụng phương pháp hiện đại vào giảng dạy, tăng cường đầu tư sách báo, tài liệu để phục vụ quá trình giảng dạy. Bố trí số lượng học viên trong một lớp phải khoa học, hợp lý, tránh hiện tượng đánh trống ghi tên rồi cấp chứng chỉ. Lớp học và hệ thống bàn ghế phải linh động có thể dễ dàng xoay chuyển cho những giờ thực hành - thảo luận, kèm theo đó là hệ thống âm thanh ánh sáng đủ cho không gian một lớp học đồng thời hệ thống phục vụ về nước uống cho giờ nghỉ phải đảm bảo sẵn sàng, luôn có các máy vi tính kết nối Internet và có nhân viên chuyên về

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

công nghệ thông tin hỗ trợ cho lớp học truy cập, tra cứu, cập nhật thông tin hữu ích phục vụ các giờ học. Hiện nay ở một số cơ sở đào tạo đã thành lập hệ thống thư viện điện tử phục vụ đầy đủ các chức năng công nghệ thông tin, việc này cần phát huy, nhân rộng theo xu hướng không cần to lớn cồng kềnh nhiều nhân sự mà nên tinh gọn hiệu quả.

+ Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu về cán bộ cơ sở, nội dung chuyên đề về cán bộ cấp xã, về phương pháp giảng dạy cán bộ cấp xã.

+ Tổ chức toạ đàm trao đổi giữa giảng viên đi thực tế ở cơ sở, nhất là những giảng viên trẻ, để đội ngũ giảng viên này có điều kiện tìm hiểu thực tế công việc mà đội ngũ cán bộ xã đang làm, phát hiện nhu cầu kiến thức mà cán bộ cần được trang bị. Từ đó hoàn thiện bài giảng phù hợp với đối tượng là cán bộ cấp xã.

4.3.4.3. Phát huy tính tự giác trong tu dưỡng, học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Để nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã thì Nhà nước cũng như các tổ chức cần có sự tác động bằng các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Tuy nhiên đó mới chỉ là động lực bên ngoài. Theo đánh giá của lãnh đạo cấp huyện đều cho rằng: "đa số cán bộ cấp xã đi học thường có tâm lý đi học lấy tấm bằng để giữ chỗ mà hầu như không xuất phát từ mục đích tự thân học tập để nâng cao trình độ, có kiến thức để phục vụ công việc". Điều này dẫn đến hệ quả là cán bộ cấp xã có bằng cấp đầy đủ nhưng chất lượng công việc không được cải thiện. Để trình độ cũng như năng lực thực tế của cán bộ cấp xã được nâng lên thì bản thân người cán bộ cấp xã phải có ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện và phấn đấu tu dưỡng bản thân để nâng cao trình độ, năng lực. Việc tự học để nâng cao trình độ của người cán bộ cấp xã trước hết do chính bản thân họ quyết định.

Thực tế, tự học là con đường tốt nhất, phù hợp nhất để nâng cao năng lực cho bản thân. Mỗi cán bộ cấp xã phải thường xuyên tự học, tự trau dồi. Muốn vậy, trước hết mỗi người cán bộ cấp xã cần xác định mục tiêu học để làm việc, để bù đắp sự thiếu hụt kiến thức, để nâng cao trình độ từ đó nâng cao năng lực tư duy và uy tín bản thân chứ không phải học để đối phó.

Để việc tự học có kết quả, mỗi cán bộ cấp xã phải có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả với việc kết hợp nhiều phương thức học tập, học qua các phương tiện thông tin, học qua kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt học qua Internet.

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Ngoài ra, mỗi cán bộ cấp xã nên xây dựng một tủ sách riêng để tiện cho việc học, tra cứu.

Bên cạnh những tiêu chuẩn cụ thể phản ánh những yêu cầu về trình độ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 103)