Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 58)

* Về số lượng:

Hiện nay, huyện Yên Khánh có có tổng số 19 đơn vị hành chính (18 xã, 1 thị trấn). Tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện 419 người, trong đó có 194 cán bộ chuyên trách cấp xã và 225 công chức cấp xã. Cán bộ chủ chốt cấp xã có 100 người chiếm 23,86% tổng số cán bộ công chức, bao gồm các chức danh:

1. Bí thư Đảng uỷ. 2. Phó Bí thư Đảng uỷ.

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. 6. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Bảng 4.1. Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh

TT Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ I Theo giới tính 1 Nam 95 95 93 93 93 93 97,89 100 98,95 2 Nữ 5 5 7 7 7 7 140 100 110 II Theo độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 31 – 45 tuổi 18 18 18 18 13 13 100 72,22 86,11 3 46 – 60 tuổi 82 82 82 82 87 87 100 106,09 103,04 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Khánh

Qua bảng số liệu ở bảng 4.1 cho thấy lực lượng cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Yên Khánh là rất ổn định, bình quân qua 3 năm tổng số CBCCCX không

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

đổi. Nguyên nhân chủ yếu do không có sự điểu động, luân chuyển cán bộ về vị trí công tác khác hoặc mỗi khi vắng khuyết thì xã đều bổ sung nhân sự kiện toàn kịp thời.

Trong tổng số CBCCCX thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao, trên 93% và nữ giới chiếm tỷ lệ khá thấp 5-7%; trong đó CBCCCX là nữ giới chủ yếu là giữ chức vụ phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, còn các chức vụ chủ chốt là nam giới; đến năm 2014 và năm 2015 tỷ lệ nữ giới đang tăng dần, so với năm 2013 bình quân 03 năm tăng 10% và tỷ lệ nam giới có giảm nhẹ bình quân 1,05%. Thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn có định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là ở cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá nặng. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác ở xã. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ thường nghĩ là nên chăm lo công việc nội trợ, công việc đồng áng.

Hiện nay CBCCCX đang công tác không có ai có độ tuổi dưới 30; độ tuổi từ 31-45 tuổi có 13 người chiếm 13% và từ 46-60 tuổi có 87 người, chiếm 87%. Như vậy, có thể thấy nhóm CBCCCX ở các độ tuổi có sự chênh lệch khá lớn; trong đó nhóm có độ tuổi từ 46 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất, CBCCCX ở nhóm này chủ yếu giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã. Sự chênh lệch giữa lực lượng CBCCCX trên 45 tuổi và CBCC CX dưới 45 tuổi là rất lớn, chiếm 74%, chứng tỏ mức độ trẻ hóa cán bộ vẫn còn diễn ra chậm. Bởi vậy địa phương cần phải có nhiều giải pháp đào tạo, bồi dưỡng khuyến khích động viên cán bộ công chức trẻ để đẩy nhanh quá trình trẻ hóa CBCCCX, đảm bảo nguồn kế cận sau này.

Bảng 4.2. Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh

TT Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ I Chuyên môn 1 Trên Đại học 0 0 0 0 01 01 0 0 2 Đại học 45 45 49 49 49 49 108,8 100,0 104,4 3 Cao đẳng 02 02 02 02 02 02 100,0 100,0 100,0 4 Trung cấp 28 28 30 30 30 30 107,1 100,0 103,5 5 Sơ cấp 06 06 04 04 04 04 66,6 100,0 83,3 6 Chưa có bằng 19 19 15 15 14 14 78,9 93,3 86,1 II Lý luận chính trị 1 Cao cấp 01 01 02 02 02 02 200,0 100,0 150,0 2 Trung cấp 90 90 95 95 95 95 105,5 100,0 102,8 3 Sơ cấp 08 08 03 03 03 03 37,5 100,0 68,8 4 Chưa đào tạo 01 01 0 0 0 0 0 0 0

III Quản lý nhà nước

1 Chuyên viên

chính 0 0 01 01 01 01 0,0 100,0 50,0 2 Chuyên viên 04 04 04 04 04 04 100,0 100,0 100,0 3 Cán sự 17 17 17 17 17 17 100,0 100,0 100,0 4 Bồi dưỡng 36 36 50 50 50 50 138,9 100,0 119,4 5 Chưa đào tạo 43 43 28 28 28 28 65,1 100,0 82,5

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Khánh (2015)

* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Qua số liệu phân tích trên bảng 4.2 ta thấy số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCCCX ở huyện Yên Khánh thời gian gần đây có sự tăng lên rõ rệt. Do thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong việc xây dựng phát triển đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBCCCX của huyện từng bước đảm bảo về số lượng và đáp ứng về trình độ chuyên môn. Hiện nay hầu hết lực lượng CBCCCX của huyện đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp đến đại học, trên đại học. Tính đến hết năm 2015 tổng số CBCCCX của huyện có 100 người thì có 86 người đã được đào tạo, chiếm tỷ lệ 86%, còn 14 người chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ 14%.

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt

+ Về trình độ trên đại học:

Trong 02 năm 2013, 2014 không có CBCCCX có trình độ trên đại học, đến năm 2015 có 01 người có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 1%. Đó là do cấp uỷ, chính quyền đã áp dụng tốt chính sách thu hút tri thức trẻ có trình độ cao về cơ sở làm việc và điều động một số công chức cấp huyện về công tác tại các xã, thị trấn.

+ Về trình độ đại học:

Trong những năm gần đây, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng CBCCCX ngày càng được nâng cao. Năm 2013 trong tổng số CBCCCX của huyện có 45 người có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 45%, năm 2014, 2015 tăng lên với 4 người chiếm tỷ lệ 49% và; bình quân 3 năm tăng 4,4%/năm.

+ Về trình độ cao đẳng:

Số CBCCCX có trình độ cao đẳng trong 03 năm là ổn định, chiếm 3% Nguyên nhân là do những cán bộ chủ chốt này, tuổi đã cao sắp nghỉ chế độ nên không thể theo học nâng cao trình độ lên đại học.

+ Trình độ trung cấp:

Số lượng CBCCCX hiện nay của huyện có trình độ trung cấp là 30 người chiếm 30%. Lực lượng CBCCCX này đang có xu hướng giảm dần. Lý do, trong những năm qua mọi người thường tìm hiểu và tham gia đăng ký học cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc.

+ Trình độ sơ cấp:

Số CBCCCX của huyện có trình độ sơ cấp đang có xu hướng giảm, cụ thể năm 2013 có 06 người, năm 2014, 2015 giảm xuống còn 04 người chiếm tỷ lệ 4%; giảm bình quân 16,7%/năm.

+ Chưa có bằng:

Bên cạnh số lượng CBCCCX có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học trong những năm qua đang được tăng dần thì tỷ lệ CBCCCX chưa có bằng cấp là tương đối lớn và đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2013 có 19 người, đến 2014 là 15 người và sang năm 2015 giảm xuống còn 14 người chiếm 14%; bình quân qua 3 năm giảm 13,9%/năm.

Từ phân tích trên ta thấy số lượng CBCCCX của huyện Yên Khánh qua 3

năm trình độ chuyên môn luôn được nâng lên, số người chưa có chuyên môn nghiệp vụ giảm dần. Điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp ở địa phương đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCCCX trong huyện.

Tuy nhiên thực trạng cho thấy chủ yếu lực lượng này được đào tạo theo hình thức tại chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu ngày càng cao của tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBCCCX đáp ứng với nhiêm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

* Về trình độ lý luận, chính trị:

Một trong những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở là xây dựng đội ngũ CBCCCX có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Do vậy song song với việc bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cấp chính quyền của huyện Yên Khánh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCCCX từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thời gian qua trình độ lý luận chính trị của CBCCCX ở huyện Yên Khánh đang ngày một được nâng dần lên, số lượng CBCCCX có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp có xu hướng tăng. Đa số CBCCCX có trình độ lý luận chính trị trung cấp, năm 2013 chiếm 90% tướng ứng 90 người, năm 2014, năm 2015 có 95 người chiếm 95%; bình quân tăng không đáng kể 2,8%/năm; trình độ sơ cấp chính trị giảm mạnh, bình quân 31,9%/năm (năm 2013 là 8 người, đến 2015 còn 03 người). Số CBCCCX có trình độ Cao cấp lý luận chính trị tăng thêm 01 người, có 2 người chiếm tỷ lệ 2%. Điều này đem lại nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo của CBCCCX.

Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCCCX những năm qua được huyện Yên Khánh khá quan tâm, tuy nhiên vẫn cần phải đẩy mạnh việc rà soát, triển khai và đào tạo lý luận chính trị cho lực lượng CBCCCX chưa đủ tiêu chuẩn.

* Về trình độ quản lý nhà nước:

Từ số liệu thống kê cho thấy đa số CBCCCX chưa được đào tạo, bồi dưỡng

kiến thức về quản lý nhà nước chiếm 43% năm 2013 nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống đáng kể còn 28%; chỉ có 72 người được bồi dưỡng, học lớp quản lý nhà nước, chiếm 72%, cụ thể năm 2015: Học lớp chuyên viên chính có 01 người chiếm 1%; chuyên viên có 04 người chiếm 4%; cán sự 17 người chiếm 17%; bồi dưỡng có 50 người chiếm 50%.

Số người được đào tạo về mặt quản lý nhà nước đang được tăng dần lên, với mức tăng đáng kể, bình quân 17,5%/năm. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần nâng cao đến chất lượng và kết quả công tác CBCCCX. Do từng bước được đào tạo, họ ngày càng nắm chắc các quy trình và nguyên tắc giải quyết công việc, nên họ có đủ kiến thức và trình độ để giải quyết những tình huống, xử lý các vụ việc bức xúc của đời sống chính trị-xã hội ở địa phương; trong điều hành, quản lý phát huy được hiệu quả công việc.Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa, công đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ CBCCCX, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, góp phần quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương. Bởi họ vừa là người đại diện cho chính quyền trong quản lý nhà nước, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyền hành pháp, quản lý và vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đạt chuẩn tính đến hết tháng 12/2015, theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn:

- Số cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn theo quy định: 71 người - Số cán bộ chủ chốt cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định: 29 người

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCCX ở huyện Yên Khánh:

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” tỉnh Ninh Bình trong những năm qua luôn coi trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ cơ sở) cả về số lượng và chất lượng. Xác định một trong những giải pháp quan trọng là tập trung đào tào, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở.

Dưới sự chỉ đạo, định hướng của Tỉnh uỷ, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân bổ kinh phí thực hiện cho các huyện, các cơ sở đào tạo. Đồng thời đã có nhiều chủ trương, chương trình, kế hoạch, đề

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

án cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở trong từng giai đoạn. Để thực hiện Sở nội vụ tiến hành điều tra, tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ cơ sở trong toàn tỉnh và trên địa bàn từng huyện về chuyên môn; nghiệp vụ; về lý luận chính trị; về trình độ văn hoá; về kiến thức quản lý Nhà nước, tin học….Ở trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc chưa qua đào tạo. Sau khi điều tra khảo sát số, chất lượng cán bộ cơ sở, tiến hành tổng hợp, phân loại. Trên cơ sở đó xác định số cán bộ cơ sở cần được đào tạo bồi dưỡng với nội dung đào tạo, bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Căn cứ vào đó lập kế hoạch mở lớp đào tạo bồi dưỡng theo các hình thức phù hợp. Thông thường bao gồm các loại hình: Bồi dưỡng ngắn hạn, sơ cấp trung cấp, cao đẳng, đại học. Cụ thể được phân cấp như sau:

- Các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn trình độ sơ cấp cho các cán bộ cơ sở do các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đảm nhiệm.

- Các khoá học đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính do Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh đảm nhiệm.

- Ngoài ra Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh còn liên kết với các trường đại học và học viện mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Cao cấp chính trị, đại học thương mại, đại học kinh tế, đại học Tài chính-kế toán, đại học Luật, học viện Hành chính Quốc gia.

Trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thực hiện đúng quy chế về thời gian đào tạo Nhà nước ban hành như thi tuyển, kiểm tra, thi.

Trong những năm qua, nguồn đào tạo, bồi dưỡng CBCCCX của tỉnh chủ yếu là các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh Ninh Bình. Đội ngũ CBCCCX đa phần đều được đào tạo, bồi dưỡng tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 58)