Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 47)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Yên Khánh có 19 xã, thị trấn, đến nay đã có 10/19 đơn vị về đích xây dựng nông thôn mới. Do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình nghiên cứu nên tôi tiến hành điều tra tại 9 xã trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và chia thành 2 nhóm:

+ 5 xã dẫn đầu về đích xây dựng nông thôn mới của huyện: Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Phú, Khánh Nhạc, Khánh Trung. Ở đây rất nhiều những điểm mạnh của cán bộ chủ chốt sẽ được bộc lộ thông qua công tác quản lý điều hành sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó có thể rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện.

+ 4 xã chưa về đích xây dựng nông thôn mới: Khánh Tiên, Khánh Vân, Khánh Lợi, Khánh Công. Qua đây ta có thể tìm ra điểm tồn tại của đội ngũ cán bộ chủ chốt về trình độ và năng lực trong quá trình chỉ đạo điều hành sự phát triển của địa phương. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thực tế địa bàn nghiên cứu.

Thông qua 9 xã trên, có thể đánh giá được một cách khách quan chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của toàn huyện. Vì những nơi có tốc độ kinh tế phát triển nhanh thì ở đó cơ sở vật chất, trình độ, năng lực trong công tác quản lý của cán bộ sẽ tốt hơn các vùng khác, nhất là các vùng kinh tế phát triển chậm hơn. Qua đó những điểm mạnh yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã sẽ được thể hiện rõ ràng và chân thực nhất. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho các xã chậm phát triển học tập.

3.2.2. Chọn mẫu điều tra

Do hạn chế về nguồn lực và một số yếu tố khác nên tôi tiến hành điều tra 48 cán bộ chủ chốt, 45 cán bộ công chức cấp xã, 180 quần chúng nhân dân tại 9 xã, thị trấn và 30 cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện

Bảng 3.2. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Mẫu điều tra (người)

Số lượng người điều tra tại mỗi đơn vị (9 đơn vị)

1. Cán bộ chủ chốt cấp xã 48 5-6 2. Cán bộ công chức cấp xã 45 5 3. Lãnh đạo các phòng, ban, ngành,

đoàn thể cấp huyện 30

4. Điều tra người dân 180 20

Tổng 313

Nguồn: Dự kiến điều tra của học viên

Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu 313 người, trong đó:

- Điều tra cán bộ chủ chốt cấp xã: Tiến hành điều tra 48 người (Điều tra 09 xã, mỗi xã 05 người, có 03 xã có 06 người) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: quá trình được đào tạo, bôi dưỡng về trình độ, năng lực công tác; những thuận lợi, khó khăn; chế độ, chính sách của cán bộ chủ chốt cấp xã (chi tiết theo phiếu điều tra).

- Điều tra cán bộ MTTQ, các đoàn thể và công chức cấp xã (gọi tắt là cán bộ công chức cấp xã): Tiến hành điều tra 45 người (Điều tra 09 xã, mỗi xã 05 người) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: Đánh giá kỹ năng giải quyết công việc, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, công tác tuyển dụng, bầu cử cán bộ chủ chốt cấp xã (chi tiết theo phiếu điều tra).

- Điều tra Lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện: Điều tra 30 người với các thông tin được khảo sát gồm: họ và tên, chức vụ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn. Đánh giá của công chức cấp huyện về trình độ, năng lực, đạo đức lối sống, khả năng đáp ứng công việc hiện nay, mức độ hoàn thành nhiệm vụ... (chi tiết theo phiếu điều tra).

- Điều tra quần chúng nhân dân: Khảo sát 180 người dân với mục đích thu

Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted Table

Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted: Line spacing: 1.5 lines Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt

thập được thông tin như: họ và tên, trình độ văn hoá; đánh giá của người dân về cán bộ chủ chốt cấp xã theo tiêu chí: đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, quan hệ với nhân dân, mức độ hài lòng của người dân…(chi tiết theo phiếu điều tra).

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu 3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng cán bộ, công chức cấp xã công tác trên địa bàn huyện, các văn bản chính sách liên quan đến việc thu hút trí thức trẻ về làm cán bộ chủ chốt cấp xã... những tài liệu này được thu thập tại Ban tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng thống kê và các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Khánh, các Website chính thức có uy tín, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được chọn lọc công bố trên các phương tiện thông tin truyền thông...

3.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Thu thập tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện và người dân tại các xã trên địa bàn huyện.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Căn cứ số phiếu điều tra thu được, tiếu hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trước khi tổng hợp.

- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL.

3.2.5. Phương pháp phân tích

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ cấp xã, tình hình sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu.

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới.

- Phương pháp cho điểm: Kết hợp nhiều phương pháp và các tiêu chí đánh giá được cho điểm theo các mức độ khác nhau để tập trung đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên về công tác tổ chức cán bộ, những người am hiểu về sử dụng cán bộ cấp xã, những người làm công tác tuyển dụng cán bộ. Các cán bộ quản lý ở các đơn vị, thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác cán bộ... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ chủ chốt cấp xã:

Quy mô, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị.

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã: - Phẩm chất chính trị của người cán bộ chủ chốt cấp xã:

- Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, trình độ năng lực của cán bộ cấp xã, các kỹ năng để giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc của cán bộ cấp xã, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân: - Thời gian công tác

- Các chức vụ đã đảm nhiệm

- Mức độ thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ - Khai thác sử dụng các phần mềm máy tính thuộc lĩnh vực công việc - Mức độ thành thạo trong việc khai thác sử dụng các phần mềm văn phòng (Microsoft Office)

- Vị trí làm việc có đúng chuyên môn bằng cấp của bản thân không?

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Condensed by 0.1 pt

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã * Về số lượng: * Về số lượng:

Hiện nay, huyện Yên Khánh có có tổng số 19 đơn vị hành chính (18 xã, 1 thị trấn). Tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện 419 người, trong đó có 194 cán bộ chuyên trách cấp xã và 225 công chức cấp xã. Cán bộ chủ chốt cấp xã có 100 người chiếm 23,86% tổng số cán bộ công chức, bao gồm các chức danh:

1. Bí thư Đảng uỷ. 2. Phó Bí thư Đảng uỷ.

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. 6. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Bảng 4.1. Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh

TT Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ I Theo giới tính 1 Nam 95 95 93 93 93 93 97,89 100 98,95 2 Nữ 5 5 7 7 7 7 140 100 110 II Theo độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 31 – 45 tuổi 18 18 18 18 13 13 100 72,22 86,11 3 46 – 60 tuổi 82 82 82 82 87 87 100 106,09 103,04 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Khánh

Qua bảng số liệu ở bảng 4.1 cho thấy lực lượng cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Yên Khánh là rất ổn định, bình quân qua 3 năm tổng số CBCCCX không

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

đổi. Nguyên nhân chủ yếu do không có sự điểu động, luân chuyển cán bộ về vị trí công tác khác hoặc mỗi khi vắng khuyết thì xã đều bổ sung nhân sự kiện toàn kịp thời.

Trong tổng số CBCCCX thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao, trên 93% và nữ giới chiếm tỷ lệ khá thấp 5-7%; trong đó CBCCCX là nữ giới chủ yếu là giữ chức vụ phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, còn các chức vụ chủ chốt là nam giới; đến năm 2014 và năm 2015 tỷ lệ nữ giới đang tăng dần, so với năm 2013 bình quân 03 năm tăng 10% và tỷ lệ nam giới có giảm nhẹ bình quân 1,05%. Thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn có định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là ở cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá nặng. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác ở xã. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ thường nghĩ là nên chăm lo công việc nội trợ, công việc đồng áng.

Hiện nay CBCCCX đang công tác không có ai có độ tuổi dưới 30; độ tuổi từ 31-45 tuổi có 13 người chiếm 13% và từ 46-60 tuổi có 87 người, chiếm 87%. Như vậy, có thể thấy nhóm CBCCCX ở các độ tuổi có sự chênh lệch khá lớn; trong đó nhóm có độ tuổi từ 46 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất, CBCCCX ở nhóm này chủ yếu giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã. Sự chênh lệch giữa lực lượng CBCCCX trên 45 tuổi và CBCC CX dưới 45 tuổi là rất lớn, chiếm 74%, chứng tỏ mức độ trẻ hóa cán bộ vẫn còn diễn ra chậm. Bởi vậy địa phương cần phải có nhiều giải pháp đào tạo, bồi dưỡng khuyến khích động viên cán bộ công chức trẻ để đẩy nhanh quá trình trẻ hóa CBCCCX, đảm bảo nguồn kế cận sau này.

Bảng 4.2. Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh

TT Tiêu chí

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ I Chuyên môn 1 Trên Đại học 0 0 0 0 01 01 0 0 2 Đại học 45 45 49 49 49 49 108,8 100,0 104,4 3 Cao đẳng 02 02 02 02 02 02 100,0 100,0 100,0 4 Trung cấp 28 28 30 30 30 30 107,1 100,0 103,5 5 Sơ cấp 06 06 04 04 04 04 66,6 100,0 83,3 6 Chưa có bằng 19 19 15 15 14 14 78,9 93,3 86,1 II Lý luận chính trị 1 Cao cấp 01 01 02 02 02 02 200,0 100,0 150,0 2 Trung cấp 90 90 95 95 95 95 105,5 100,0 102,8 3 Sơ cấp 08 08 03 03 03 03 37,5 100,0 68,8 4 Chưa đào tạo 01 01 0 0 0 0 0 0 0

III Quản lý nhà nước

1 Chuyên viên

chính 0 0 01 01 01 01 0,0 100,0 50,0 2 Chuyên viên 04 04 04 04 04 04 100,0 100,0 100,0 3 Cán sự 17 17 17 17 17 17 100,0 100,0 100,0 4 Bồi dưỡng 36 36 50 50 50 50 138,9 100,0 119,4 5 Chưa đào tạo 43 43 28 28 28 28 65,1 100,0 82,5

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Khánh (2015)

* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Qua số liệu phân tích trên bảng 4.2 ta thấy số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCCCX ở huyện Yên Khánh thời gian gần đây có sự tăng lên rõ rệt. Do thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong việc xây dựng phát triển đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBCCCX của huyện từng bước đảm bảo về số lượng và đáp ứng về trình độ chuyên môn. Hiện nay hầu hết lực lượng CBCCCX của huyện đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp đến đại học, trên đại học. Tính đến hết năm 2015 tổng số CBCCCX của huyện có 100 người thì có 86 người đã được đào tạo, chiếm tỷ lệ 86%, còn 14 người chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ 14%.

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt

+ Về trình độ trên đại học:

Trong 02 năm 2013, 2014 không có CBCCCX có trình độ trên đại học, đến năm 2015 có 01 người có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 1%. Đó là do cấp uỷ, chính quyền đã áp dụng tốt chính sách thu hút tri thức trẻ có trình độ cao về cơ sở làm việc và điều động một số công chức cấp huyện về công tác tại các xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 47)