Cạnh tranh bằng sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 38)

T hesis abstract

2.2.5. Cạnh tranh bằng sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ

Khi ngành Viễn thông và công nghệ thông tin bùng nổ thì người sử dụng ra khỏi nhà là có thể có các dịch vụ mà mình mong muốn, việc thanh toán cước phí hàng phải dễ dàng, có hệ thống kiểm soát chi phí, tính bảo mật thông tin cao và khách hàng có thể thanh toán cước phí bằng nạp thẻ Izpaỵ Với cách kinh doanh Truyền thống, đặc biệt các nước có nền kinh tế kém phát triển thì kênh bán hàng chủ yếu là các cửa hàng, nơi mà khách hàng gần như buộc phải đến đó khi cần sử dụng dịch vụ, trong môi trường kinh doanh.

Trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông cũng phải được kết hợp với nhiều dịch vụ khác như hệ thống kiểm soát tiền có tài khoản ngân hàng, chuyển tiền, thanh toán các chi phí giao dịch. Vì vậy muốn mang lại cho khách hàng các dịch vụ theo nhiều phương thức khác nhau, doanh nghiệp phải có sự liên doanh, liên kết trong kinh doanh để cung cấp cho khách hàng sự thuận lợi nhất. Điều quan tâm cuối cùng của doanh nghiệp viễn thông là mong muốn mang lại cho khách hàng sử dụng dịch vụ di động sự phục vụ nhanh chóng nhất, có nhiều tiện ích nhất và sự thoải mãi nhất. Ngoài ra sự thuận tiện trong sử dụng dịch vụ di động còn được thể hiện bằng các phương thức thay đổi hình thức thuê bao sử dụng,

thay đổi dễ dàng giữa các gói cước cho phù hợp với thực tế của khách hàng. Yếu tố con người và công nghệ phải được chú trọng để giúp cho doanh nghiệp đem lại cho khách hàng sự tiện lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ di động.

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

DỊCH VỤ DI ĐỘNG

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ di động có thể chia làm 2 nhóm: nhóm các nhân tố chủ quan đó là các nhân tố tác động mà bản thân doanh nghiệp có thể kiểm soát được và nhóm nhân tố khách quan đó là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.

2.3.1. Nhân tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ di động của doanh nghiệp là những chiến lược, chính sách, biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh để tiếp cận và thích ứng với thị trường. Nó là các yếu tố mà doanh nghiệp có thể chủ động chi phối, điều tiết.

* Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

Trình độ quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm các yếu tố sau:

- Phương pháp quản lý: là cách thức doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó có thể là phương pháp quản lý tình huống linh hoạt theo những thay đổi thị trường, phương pháp quản lý tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo các mục tiêu đề ra có cập nhật những thay đổi mới của môi trường để điều chỉnh thích hợp...

- Trình độ quản lý: thể hiện ở xây dựng và điều chỉnh chiến lược, có các quyết sách kinh doanh hợp lý, tổ chức phân công và xác định quan hệ giữa các đơn vị chức năng thuộc doanh nghiệp, tạo động lực và sự tích cực, sáng tạo cho người lao động.

- Cơ cấu tổ chức: là việc sắp xếp phân công lao động và xác định mối liên hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, giữa quyền hạn và nghĩa vụ của các bộ phận chức năng... để thực hiện những mục tiêu nhất định. Hiện nay, đa số doanh nghiệp đi theo hướng sắp xếp bộ máy tổ chức linh hoạt, ít cấp và thường xuyên tái cơ cấu theo những thay đổi của môi trường kinh doanh. - Văn hoá kinh doanh: đó là lịch sử, những đặc trưng văn hóa riêng biệt của doanh nghiệp, những cam

kết của doanh nghiệp đối với xã hội, kinh doanh theo đúng pháp luật, các thành viên trong doanh nghiệp đoàn kết...

* Nhân tố con người

Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và người lao động. Đội ngũ lao động tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạọ Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.

* Chiến lược thúc đẩy năng lực cạnh dịch vụ

Đặt ra những mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Chiến lược cạnh tranh phát triển dịch vụ giúp cho doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu đề ra đồng thời hình thành một cơ cấu nội bộ hoạt động hiệu quả. Những kế hoạch thu hút vốn, kế hoạch đầu tư cho công nghệ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp là những điểm chính yếu cần quan tâm trong chiến lược phát triển, Vạch ra và áp dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả hoạt động caọ

* Khả năng về tài chính

Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế trên thương trường. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao có thể theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và cường độ cạnh tranh caọ Một trong các lý do chính khiến các doanh nghiệp, tập đoàn có xu hướng sát nhập với nhau là để có được tiềm lực tài chính mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ngành.

* Trình độ công nghệ

Tình trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đó là yếu tố vật chất quan trọng nhất thể hiện năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng

suất sản xuất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ caọ Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh tranh khi chỉ có công nghệ lạc hậụ Trong giai đoạn hiện nay, chu kỳ sống của công nghệ rất ngắn. Cùng sản xuất một sản phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến và ra đời sau sẽ có năng suất, chất lượng tốt hơn, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ hiện tạị Tuy nhiên, việc thay đổi hay nâng cấp công nghệ yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết bài toán hiệu quả đầu tư.

2.3.2. Nhân tố khách quan

Các yếu tố khách quan là các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh, khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát được, điều khiển được. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tự nắm bắt và thích ứng.

* Các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường vốn, luôn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp nói riêng. Tốc độ phát triển kinh tế cao khiến thu nhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp tăng lên. Tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở hiện naỵ Tỷ giá hối đoái tăng lên, giá trị đồng nội tệ giảm, thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ tăng lên ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước do giá sản phẩm sẽ giảm tương đối so với giá sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước ngoàị Lãi cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở hữu lớn xét về mặt nào đó sẽ có thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

* Các nhân tố về chính trị - pháp luật

Viễn thông là ngành cốt lõi đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của quốc gia và là điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội thông tin. Do vậy sự ổn định về chính trị-pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý ổn định giúp doanh nghiệp thuận lợi

hơn trong cạnh tranh đặc biệt trong thời đại mở cửa hội nhập. Môi trường chính trị-pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt được tỷ lệ thành công caọ Thiếu môi trường pháp lý đầy đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, phi lý, nẩy sinh các tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không duy trì được tính ổn định lâu dàị

* Các nhân tố khoa học công nghệ

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì khoa học công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sức cạnh tranh của hàng hoá thông qua chất lượng, chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ hiện đại không có nghĩa là nó sẽ có lợi thế lâu dài trong cạnh tranh bởi chỉ một thời gian ngắn sau dây chuyền công nghệ đó có thể đã lạc hậu, đặc biệt trong các ngành về công nghệ thông tin. Do đó thời gian khấu hao máy móc phải được rút ngắn, doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù hợp. Sự phát triển của khoa học công nghệ còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội có các công nghệ, kỹ thuật mớị Qua đó có thể trang bị, trang bị lại các cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.

* Các nhân tố về văn hoá - xã hội nhân tố văn hoá

Bao gồmthói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèọ Các nhân tố này bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Các nhân tố này ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thay đổi được quy trình sản xuất, công nghệ. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những bước đi thích hợp khi xâm nhập thị trường mớị Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm nhập hay chính đối thủ sẵn có của thị trường.

2.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ di động trên thế giới

2.4.1.1. Quá trình hình thành phát triển dịch vụ di động trên thế giới

Vào những năm 1890 của thế kỷ 19 bắt nguồn từ những cuộc nói chuyện không cần dây qua sóng radio , điện thoại di động ra đời và đến đầu thập niên 1980 tại châu Âu người ta phát triển một mạng dịch vụ di động chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi European

Conference of Postal and Telecommunications Administrations (CEPT) và tạo ra Group Special Mobile (GSM) với mục đích sử dụng chung cho toàn Châu Âụ Mạng dịch vụ di động sử dụng công nghệ GSM được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở Phần Lan. Năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn và phát triển mạng GSM được chuyển cho viện viễn thông châu Âu và các tiêu chuẩn, đặc tính phase 1 của công nghệ GSM được công bố vào năm 1990. Đã có hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia vào cuối năm 1993. Đến nay dịch vụ di động GSM được sử dụng trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những nhà mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giớị GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giớị

Khả năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giớị GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọị Nó được xem như là một hệ thống dịch vụ di động thế hệ thứ haị GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3GPP(3rd Generation Partnership Project). Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giớị

2.4.1.2. Cạnh tranh dịch vụ thông tin di động tại một số nước trên thế giới:

Hiện nay, Mỹ là quốc gia có số lượng người sử dụng smartphone cao nhất thế giới và ¼ doanh thu của các hãng di động là từ các dịch vụ dữ liệụ Theo dự báo của Ovum, đến năm 2014, dịch vụ dữ liệu sẽ chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của các hãng di động Mỹ. Nhưng giá cước của các dịch vụ thoại sẽ vẫn tiếp tục giảm và kéo các hãng viễn thông vào một cái “vòng luẩn quẩn”, các chuyên gia của Ovum nhận định.

Thị trường viễn thông Mỹ đang xuất hiện 2 dòng chảy trái chiều: tiếp tục đẩy giá của gói cước dữ liệu và smartphone lên cao và đua nhau hạ giá cước trong phân khúc bình dân, nơi thuê bao trả trước chiếm đa số. Cuộc đua giảm giá đã làm tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông Mỹ giảm mạnh. Khi nhà mạng

Cricket, một nhánh của hãng viễn thông Leap Wireless chính thức công bố gói cước 30 USD/tháng “không giới hạn” (gọi, nhắn tin) tại 125 thành phố khắp nước Mỹ, thị trường viễn thông Mỹ bắt đầu dậy sóng.

Đây được coi là phát súng lớn nhất khai hỏa cho cuộc chiến giảm giá cước giữa các nhà mạng Mỹ. Trên thực tế, gói cước của Cricket rẻ hơn gói cước rẻ nhất hiện có tới 10 USD. Đối thủ lớn nhất của họ là nhà mạng MetroPCS hiện đang bán gói cước 40 USD/tháng hay gói cước có tên Straight Talk của mạng TracFone Wireless có giá 45 USD/tháng. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thị trường, “khoảng cách” 10 USD mà Cricket vừa tạo ra sẽ nhanh chóng biến mất bởi các đối thủ của họ sẽ không thể ngồi yên nhìn Cricket hút hết khách. “Cuộc chiến tranh giá cước đã nổ ra và chắc chắn sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao trong thời gian tới, đặc biệt là trên thị trường di động trả trước”. Richard Murphy, nhà phân tích thị trường di động của IDC nói, “Cuộc chiến này sẽ phá vỡ mọi chiến lược kinh doanh của các nhà mạng”. Mặc dù hiện nay, mảng di động trả trước chỉ chiếm khoảng 20% thị trường viễn thông Mỹ nhưng tốc độ tăng trưởng thuê bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 38)