Một số đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 61)

T hesis abstract

3.1.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích 822,7 km2, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đờị Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nộị

Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các doanh nghiệp của thủ đô Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện gồm: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Lương Tài, huyện Gia Bình, huyện Thuận Thành,

huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Dụ Tổng cộng tỉnh Bắc Ninh có 126 xã, phường và thị trấn [16].

Sơ đồ 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2014)

3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

ạ Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của tỉnh Bắc Ninh mang đầy đủ yếu tố của một khu vực nhiệt đới nóng ẩm. Mùa đông xen kẽ những ngày giá buốt, khô hanh giữa hai đợt gió mùa đông bắc thường có những ngày nắng ấm hoặc nồm ẩm có nhiệt độ khá caọ Địa phương còn có thể bị ảnh hưởng của bão tố kèm theo mưa lớn có khả năng tàn phá cây cối, gây ngập lụt đồng ruộng, phá huỷ các công trình kiến trúc và giao thông.

Các điều kiện khí hậu - thời tiết kể trên ảnh hưởng nhiều đến mùa vụ do nhưng diễn biến thất thường như rét, sớm, rét muộn, rét kéo dài, hạn hán, gió mạnh kèm theo mưạ Sự xen kẽ các chân ruộng cao thấp, mặt đệm giữa các vùng

không giống nhau (gò đồi, ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng) tạo nên sự bất đồng về chế độ bức xạ, thu nhiệt.

b. Địa hình - địa chất

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình.

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

c. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.

Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2 chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. [16]

3.1.1.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực

ạ Đặc điểm dân số

Năm 2012, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1.289 người/km², tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỷ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỷ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1.257 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh.

b. Nguồn nhân lực

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 65% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25 % tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 10% tổng dân số. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của đồng bằng Sông Hồng và vùng Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% người lao động mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở nhưng số tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ 27,2%.

Năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%) [16].

3.1.1.4. Văn hóa - xã hội

Bắc Ninh, Kinh Bắc nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện cổ, những huyền thoại và sự tích văn hoá, là xứ sở của đình, đền, chùa và lễ hội đặc sắc suốt bốn mùạ Với 547 lễ hội gắn liền với các di tích lịch sử được lưu giữ, lễ hội là biểu hiện sinh động, ý nghĩa nhất tính gắn kết của cộng đồng làng xã, là biểu hiện phong phú của đời sống văn hóa tâm linh, mang đậm bản sắc của miền Quan họ và hướng con người tới cái Chân, Thiện, Mĩ. Trong đó có những hội nổi tiếng vượt ra khỏi quy mô làng, xã như hội Dâu, hội Lim, hội Diềm, hội đền Bà Chúa Kho, hội Phật Tích, hội Đền Đô, hội Thập Đình...

Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã trở thành nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Caọ.. Họ

không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc [16].

3.1.1.5. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tăng 0,2% (giá so sánh 2010) so với năm 2013; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,3%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất tiếp tục phát triển, năng suất lúa cả năm ước đạt 60,3 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với năm 2013; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 456,8 nghìn tấn, tăng 14,2 nghìn tấn so năm 2013. Khôi phục và phát triển chăn nuôi, tổng đàn tăng khá, thực hiện thí điểm mô hình trang trại chăn nuôi bò sữạ Nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 1,8% so năm 2013.

Sản xuất công nghiệp: Do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá ss 2010) cả năm ước 576.754 tỷ đồng, đạt 78,5% KH năm và giảm 4,9% so năm 2013; trong đó, khu vực FDI giảm 5,5%, khu vực kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%.

Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%, đạt 91,5% KH năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,21% so tháng 12/2013. Xuất khẩu hàng hoá ước trên 23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% KH năm. Dịch vụ vận tải tăng khá so với năm 2013.

Thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: tổng thu ngân sách Nhà nước ước 12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so năm 2013; chi ngân sách là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9%, tăng 16,1%, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.143,5 tỷ đồng, đạt 183,8%, tăng 22,6%.

Hoạt động ngân hàng phát huy vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát tín dụng, xử lý nợ xấu và triển khai thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp.

Công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập mới nhiều Quy hoạch quan trọng.

Đầu tư phát triển được tăng cường, tiếp tục khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản (lũy kế đến nay, toàn tỉnh còn nợ khối lượng hoàn thành trên

1.635 tỷ đồng, giảm 476 tỷ đồng so với cuối năm 2013); tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành đưa các công trình vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội ước trên 39 nghìn tỷ đồng, giảm 17,5%, đạt 100,5% KH, chiếm 34,2% so với GDP.

Cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 139 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỷ USD; Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới 29 dự án và xác nhận đăng ký đầu tư cho 76 dự án đầu tư; cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 678 doanh nghiệp.

Hoạt động thông tin – truyền thông đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu nhân dân, mật độ điện thoại đạt 108 thuê bao/100 dân; mật độ internet đạt 7,14 thuê bao/100 dân”; triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng bằng cáp quang tới 126/126 xã, phường, thị trấn; triển khai phần mềm quản lý văn bản điện tử điều hành tại 27 cơ quan, đơn vị. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index) đứng thứ 2 toàn quốc. Hoạt động báo chí, xuất bản được tăng cường, công tác thông tin đối ngoại được chú trọng; phát thanh và truyền hình đổi mới về chương trình và chất lượng [21].

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch KCN đạt 53,35%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB… Từ đó xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mỗi KCN, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI).

Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính công ty đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8%..

Cùng với phát triển sản xuất, tổ chức công đoàn cơ sở - cầu nối giữa người lao động với chủ doanh nghiệp phát triển mạnh tại các KCN, là chỗ dựa tin cậy của công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, góp phần tạo mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ và ổn định trong các doanh nghiệp KCN [22].

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh có tính chất đa dạng, phần lớn tập trung tại các khu công nghiệp, một số ít tập trung tại các Cụm Công nghiệp và các Cụm Công nghiệp đa nghề với ngành nghề kinh doanh đa dạng, tuy nhiên tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử và các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp công nghệ caọ

Ngoài ra, Bắc Ninh còn là một tỉnh có 62 làng nghề truyền thống. chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng, như làng nghề đồ gỗ tại Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tam Sơn, làng nghề thép Đa Hội, làng nghề đúc đồng Đại Bái, làng giấy Phong Khê, tranh Đông Hồ....

Các KCN và các làng nghề truyền thống là cơ sở và nền tảng để để phát triển kinh tế, xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài tỉnh. Các yếu tố trên đã tạo điều kiện rất lớn phát triển các dịch vụ phụ trợ trong đó có dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin nói chung và dịch vụ di động nói riêng.

Trong những năm gần đây nền kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh có những bước phát triển ổn định, nhu cầu trao đổi làm ăn kinh tế, văn hoá tinh thần ngày càng caọ Vì vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin tăng cao, đặc biệt là dịch vụ như di động. Chính vì những yếu tố trên đã tạo lên một thị trường kinh doanh dịch vụ di động có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của VNPT trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 61)